Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vận hành nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 4
Dự án nhà máy điện hạt nhân vịnh Thạch Đảo (Shidaowan) nằm ở thành phố Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), được phát triển bởi Tập đoàn Hoa Năng Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc.
Kế hoạch thực hiện dự án đã được phê duyệt vào tháng 3/2011 nhưng đã bị hoãn lại sau khi sự cố phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản xảy ra cùng tháng do động đất và sóng thần.
Vào tháng 12/2012, dự án Shidaowan chính thức được khởi động và được kết nối với lưới điện lần đầu tiên vào tháng 12/2022.
Theo tuyên bố ngày 6/12 của NEA, lò phản ứng làm mát bằng khí ở nhiệt độ cao Shidaowan đã hoàn thành thành công cuộc thử nghiệm không ngừng nghỉ kéo dài 168 giờ và đã chính thức được đưa vào vận hành.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), các lò phản ứng cải tiến tạo ra năng lượng gấp 70 lần, tăng tính bền vững của năng lượng hạt nhân và giúp giảm khối lượng, độc tính và tuổi thọ của chất thải phóng xạ.
“Trung Quốc đã đạt đến trình độ hàng đầu thế giới trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ tư”, NEA nêu rõ đồng thời cho biết thêm rằng việc vận hành NPP sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển an toàn của năng lượng hạt nhân và cải thiện năng lực khoa học và kỹ thuật của Trung Quốc.
Chia sẻ với Tân Hoa Xã, nhà thiết kế chính của chương trình nhà máy điện hạt nhân HTGR, ông Zhang Zuoyi, cho biết “an toàn” là tính năng chính của nó, đồng thời lưu ý rằng “lò phản ứng có thể duy trì trạng thái an toàn và tránh xảy ra hiện tượng tan chảy hoặc rò rỉ chất phóng xạ”.
Ông nói thêm rằng ngay cả trong trường hợp mất hoàn toàn khả năng làm mát, lò phản ứng vẫn có thể duy trì khả năng này mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.
Cùng theo ông Zhang, HTGR là loại lò phản ứng tiên tiến có công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 4 và là hướng phát triển chính của năng lượng hạt nhân.
Tham vọng thành siêu cường điện hạt nhân
Theo IAEA, Trung Quốc hiện đứng thứ ba về sản xuất điện hạt nhân sau Pháp và Mỹ và dự kiến sẽ dẫn đầu thế giới về công suất điện hạt nhân được lắp đặt vào năm 2030.
Năng lượng hạt nhân được xem như giải pháp thay thế cho than đá trong bối cảnh dư luận và giới chức Trung Quốc ngày càng lo ngại về chất lượng không khí, biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nhiên liệu hóa thạch.
Trung Quốc kỳ vọng trở thành cường quốc đứng đầu thế giới về năng lượng hạt nhân vào năm 2030 và đạt mục tiêu sản xuất 200 gigawatt điện vào năm 2035 nhờ 150 lò phản ứng bổ sung.
Các nhà máy điện hạt nhân mới thường được xây dựng ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi nhu cầu điện tăng cao để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Hơn 70% năng lực điện hạt nhân hiện có của thế giới nằm ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhưng gần 75% số lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng lại nằm ở các nước không thuộc OECD, trong đó khoảng một nửa nằm ở Trung Quốc - theo một báo cáo của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA).
Trung Quốc hiện chiếm 25 trong số 61 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng trên toàn cầu và dự kiến sẽ rót tới 440 tỷ USD vào các nhà máy mới trong 15 năm tới.
Các nhà quan sát đánh giá rằng việc vận hành thương mại nhà máy điện hạt nhân Shidaowan HTGR có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự an toàn cũng như năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới trong phát triển điện hạt nhân của Trung Quốc.
Xem thêm >> Cuộc khủng hoảng tàn phá thị trường thịt lợn 200 tỷ USD của Trung Quốc
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.