'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể về vấn đề này.
- Ông đánh giá thế nào về những kết quả đã đạt được trong năm 2019?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Năm 2019, dù còn gặp nhiều thách thức, nhưng được sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ kịp thời của các bộ, ngành, chính quyền các địa phương và sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của tập thể Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo bộ GTVT và sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…, ngành GTVT đã hoàn thành tốt gần như tất cả các nhiệm vụ được giao.
Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chúng tôi xem đây là một khâu đột phá của ngành giao thông. Năm 2019, bộ GTVT đã hoàn thành 100% kế hoạch. Việc xây dựng hệ thống văn bản này vừa không tốn nhiều kinh phí mà lại thu được những tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội và trong năm qua.
Về an toàn giao thông cũng là một trong những điểm sáng của ngành giao thông trong năm 2019. Chúng ta đã đạt được mục tiêu kéo giảm cả 3 tiêu chí đặc biệt là số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông 11 tháng đầu năm 219 thì đều vượt kế hoạch trên 5% so với nghị quyết của Chính Phủ.
Năm qua, Bộ GTVT cũng đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực xây dựng khi cơ bản thực hiện được những công trình trọng điểm Quốc gia như dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Xây dựng sân bay quốc tế Long Thành; Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam...
- Theo ông, những gì mà trong năm 2019 mà ngành giao thông chưa làm được khiến ông còn trăn trở?
Thực tế, còn rất nhiều điều phải làm: đó là tại các dự án, công tác chuẩn bị kéo dài thời gian trong nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ. Vì thế, về tiến độ gặp nhiều khó khăn nhất định.
Bên cạnh đó, tình hình giải ngân giao thông chưa được tốt do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ yếu là công tác giải phóng mặt bằng.
Các dự án đường sắt trên cao còn tình trạng đội vốn, chậm tiến độ. Một số dự án BOT vẫn còn là điểm nóng chưa thể giải quyết…
- Như ông đã nói, có nhiều dự án bị chậm, bị kéo dài, liệu có phải do sự vướng mắc về các thủ tục pháp luật, thể chế không, thưa ông?
Đó cũng là một phần lý do thôi, tuy nhiên, trong năm 2020 sẽ có nhiều thuận lợi hơn đối với ngành giao thông.
Tới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Chủ tịch Quốc hội trong năm 2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là sẽ tập trung vào khâu điều chỉnh thể chế. Chúng tôi rất kỳ vọng chúng ta sẽ sớm có một Luật thay thế cho nhiều Luật, một Nghị định thay thế cho nhiều Nghị định để tránh sự chồng chéo.
Nếu chúng ta thực hiện được việc này thì chắc chắn hoạt động của các lĩnh vực giao thông vận tải sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và chúng tôi xem đây là bước đột phá so với thời gian vừa qua.
- Hiện tại, dòng vốn cho giao thông đang rất khó khăn, làm thế nào để thu hút đầu tư xã hội hoá, thưa ông?
Trong thời gian qua, có một số giai đoạn chúng ta huy động vốn xã hội hóa rất tốt, nên triển khai đầu tư được nhiều công trình dự án lớn, sau khi đưa vào khai thác mang lại hiệu quả KT-XH rất cao.
Do đó, chúng tôi luôn nhận thức việc huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là các công trình trọng điểm là rất cần thiết.
Cùng với các bộ ngành, chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đây là nền tảng để có thể tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực trong đó có giao thông vận tải.
Tới đây, các chính sách sẽ được công khai minh bạch để tiếp tục thu hút thêm các nguồn lực quốc tế, các nguồn vốn xã hội hoá. Đồng thời quy hoạch lại các nguồn lực trong nước của các doanh nghiệp, của người dân thông qua các hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ,… để phát triển hạ tầng giao thông.
- Một trong những “bài toán” khó hiện nay là hút vốn cho cao tốc Bắc – Nam, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Trong lĩnh vực giao thông, chúng tôi sẽ dành sự quan tâm đến hệ thống quốc lộ, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc. Hiện chúng ta có gần 25.000 km đường quốc lộ nhưng chỉ có gần 1.000 km đường cao tốc.
Trong mục tiêu 3 -4 năm tới chúng ta cần có 2.000 km đường cao tốc vì thế, việc huy động, hút vốn tư nhân là rất quan trọng. Do đó, chúng tôi tham mưu và thực hiện theo luật PPP để huy động được các nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.
- Thưa ông, năm 2020, ngành giao thông dự kiến sẽ giải ngân bao nhiêu vốn cho xây dựng cơ bản, nguồn vốn này sẽ tập trung vào đâu?
Theo dự kiến, đến đầu năm 2020, Luật đầu tư công sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Lúc đó, Chính phủ sẽ phân cấp cho các bộ, ngành và địa phương. Riêng Bộ GTVT, dự kiến trong năm 2020 sẽ đăng ký hơn 35.000 tỷ cho công tác xây dựng cơ bản.
Sau khi Luật đầu tư công sửa đổi, chúng tôi được quyền điều chỉnh nguồn lực cho những dự án có danh mục và tiến độ tốt còn những dự án có tiến độ chậm do vướng mặt bằng vướng thủ tục, vướng vấn đề thì chúng tôi sẽ tự điều chỉnh giảm.
Về mục tiêu ưu tiên, chắc chắn chúng tôi sẽ dành cho đường bộ cao tốc Bắc – Nam và các công trình cấp bách khác.
Tôi tin rằng, trong thời gian tới với sự đoàn kết của toàn ngành Giao thông, sự chỉ đạo, tạo điều kiện kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, sự ủng hộ của người dân, bộ GTVT sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và sớm tạo được bước đột phá chiến lược về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đảm bảo mục tiêu phát triển KT- XH đất nước.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.