'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa có buổi làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận về triển khai công tác giải phóng mặt bằng 2 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.
Trong 2 tuyến cao tốc này, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua địa bàn 3 huyện và 1 thành phố của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án này còn chậm so với kế hoạch. Đến nay, Đồng Nai đã được cấp 470 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng việc giải ngân còn hạn chế.
Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, nguyên nhân khiến công tác giải phóng mặt bằng đối với tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm là do dự án thay đổi về quy mô từ 4 làn xe lên 6 làn xe, nên phạm vi ranh giới thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng thay đổi, phải phê duyệt lại khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, ban hành thông báo thu hồi đất mới.
Ngoài ra, một số đoạn của dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây phải điều chỉnh lại thiết kế các nút giao.
Tại buổi làm việc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án trọng điểm đã có quy hoạch từ lâu, khi hoàn thành sẽ tháo gỡ “nút thắt” giao thông và tạo sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Do đó, ông Kiên yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng cần được đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long (đơn vị quản lý dự án của Bộ Giao thông vận tải) phối hợp chặt chẽ với địa phương quy hoạch các mỏ vật liệu để đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.