Vai trò của nhà đầu tư chiến lược tại đặc khu 'không chỉ dừng lại ở một vài dự án tỷ USD'

Thúy Hiền - 03/06/2018 16:29 (GMT+7)

(VNF) - "Nhà đầu tư chiến lược không phải chỉ dừng lại ở một vài dự án với một vài tỷ USD mà phải gắn với mục tiêu dài hạn và xuyên suốt sự phát triển của đặc khu", ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

VNF
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Luật Đơn vị hành chính-Kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) vừa được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, đã có rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ và kỳ vọng khi Luật Đặc khu được thông qua sẽ mang lại luồng gió mới cho các nhà đầu tư.

Không những thế, 3 đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong sẽ hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế.

Để hiểu rõ hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xung quanh nội dung này.

- Với tư duy thống nhất, mạnh dạn xây dựng một thể chế đột phá, tạo động lực phát triển cho 3 đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, ông đánh giá như thế nào về sự lan tỏa của 3 đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt đến các vùng kinh tế và cả nước?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Các đặc khu kinh tế được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính. Một là, hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới. Các đặc khu này cũng sẽ trở thành nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

Thêm nữa, với phương thức quản lý mới, hiện đại, các đặc khu cũng sẽ tạo ra môi trường sống hiện đại, xanh, an toàn cho người dân; tạo ra được giá trị mới và gia tăng cao trong một thời gian ngắn để bắt kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nâng cao thu nhập bình quân đầu người và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hai là, chủ động tạo ra một “sân chơi mới” với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D); các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.

- Thưa ông, để xây dựng các đặc khu thành công, một trong những yếu tố tiên quyết là phải tìm được nhà đầu tư chiến lược và xác định được dự án động lực. Nhưng cho đến nay, mới có Vân Đồn đã dần định hình “dáng dấp” nhà đầu tư chiến lược. Vậy, theo ông cách tiếp cận nhà đầu tư chiến lược đối với các đặc khu Phú Quốc và Bắc Vân Phong sẽ như thế nào?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Hiện nay, có 2 cách tiếp cận khác nhau về nhà đầu tư chiến lược. Đó là, xây dựng đặc khu dựa trên ý tưởng, kiến nghị của nhà đầu tư chiến lược sẵn có. Thể chế, chính sách cũng như mức độ cởi mở của đặc khu sẽ được Nhà nước xem xét dựa trên những kiến nghị này. Cách tiếp cận tiếp theo, chúng ta chủ động nghiên cứu thể chế, chính sách rồi mới xúc tiến kêu gọi đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược phù hợp.

Tôi cho rằng cả hai cách tiếp cận này đều chỉ ra rằng nhà đầu tư chiến lược sẽ quyết định rất mạnh tới sự thành công của đặc khu từ việc phát triển ý tưởng, thể chế, khả năng quy hoạch tổng thể và khả năng đầu tư hạ tầng, kết nối với các nhà đầu tư khác để hội tụ tại đặc khu và cùng phát triển.

- Nhà đầu tư chiến lược sẽ có vai trò đặc biệt ở đặc khu. Do đó, để hút nhà đầu tư chiến lược, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã xây dựng những chính sách gì, thưa ông?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính-Kinh tế đặc biệt đã đưa ra hàng loạt “quyền và nghĩa vụ chiến lược” đi kèm.

Theo đó, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư có từ 2 nhà đầu tư trở lên quan tâm đề xuất thực hiện; được tham gia đầu tư kinh doanh, phát triển, quản lý và vận hành các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và khu chức năng trong đặc khu; đến những ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng... hay thậm chí, là việc có thể tham gia lập, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng chính sách áp dụng tại đặc khu…

Theo tôi, mặc dù có 2 cách tiếp cận nhà đầu tư chiến lược để mở rộng thêm khả năng tiếp cận nhà đầu tư chiến lược cho cả 3 đặc khu sau khi hình thành nhưng rất nhiều hàng rào kỹ thuật đã được dựng lên để sàng lọc nhà đầu tư tiềm năng. Nhà đầu tư chiến lược không phải chỉ dừng lại ở một vài dự án với một vài tỷ USD mà phải gắn với mục tiêu dài hạn và xuyên suốt sự phát triển của đặc khu.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược ngoài việc đảm bảo các yếu tố về công nghệ cao, hiện đại, áp dụng phương thức quản lý hiện đại tiên tiến, có dự án quy mô lớn thì còn phải có đóng góp về ý tưởng phát triển đặc khu, quy hoạch đặc khu, đóng góp xây dựng cơ chế chính sách và kêu gọi các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư vào đặc khu.

- Xin ông cho biết, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở các đặc khu này sẽ được thực hiện như thế nào?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đặc khu là một cấp chính quyền, có Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu được tổ chức tinh gọn, hiệu quả, có một số điểm mới so với hệ thống chính quyền địa phương hiện nay.

Cụ thể, Hội đồng Nhân dân đặc khu có tổng số đại biểu không quá 15 người, đa số đại biểu chuyên trách; không tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân; Ủy ban Nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu, chỉ bao gồm Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch.

Ở cấp xã, phường không tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân mà tổ chức các Khu hành chính. Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đặc khu bổ nhiệm, là người đại diện của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đặc khu tại khu hành chính. 

Bộ máy giúp việc của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân gồm Văn phòng giúp việc chung Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân, các cơ quan chuyên môn (không quá 7 cơ quan) và Trung tâm hành chính công.

Một điểm mới khác là sẽ giao thẩm quyền lớn cho Chủ tịch Ủy ban đặc khu để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi quản lý nhà nước tại đặc khu; Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban Nhân dân đặc khu chỉ quyết định những nội dung lớn, quan trọng của đặc khu.

Về tổ chức cơ quan tư pháp; ngoài các thẩm quyền tương đương với Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định hiện hành; được bổ sung thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các vụ việc, vụ án đặc thù về dân sự, hành chính (bao gồm cả các vụ án, vụ việc có yếu tố nước ngoài); về cơ cấu tổ chức, có thể được bổ sung các Tòa chuyên trách khác (như: Tòa kinh tế, Tòa hành chính) và có Thẩm phán cao cấp.

- Xin cám ơn ông! 

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

(VNF) - Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc Lotte Card vừa hoàn tất đợt tăng vốn trị giá hơn 1.726 tỷ đồng (khoảng 68 triệu USD) cho pháp nhân tại Việt Nam là Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE FINANCE). Đây là lần tăng vốn lớn nhất kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2018.

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

(VNF) - Bán ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP. Đà Nẵng đang thụ lý, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với 7 lô đất “vàng” tại Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng.

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

(VNF) - Giá xăng ngày 30/5 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 518 đồng đến 694 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít.

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam vừa vướng phải 'tai tiếng' về việc có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu tham dự thầu tại Gói thầu số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư.

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

(VNF) - KIDO lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 800 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thực hiện năm 2023.

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

(VNF) - Theo những người trong ngành, Huawei Technologies đã nổi lên như một nhà cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) chính ở Trung Quốc sau khi Mỹ tung các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với bộ xử lý tiên tiến của Nvidia.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.