Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Liên tiếp lập kỷ lục mới
Sau khi tăng lên ngưỡng 2.000 USD vào cuối tuần trước, ngày 4/12, giá vàng quốc tế tiếp tục đạt kỷ lục khi giá giao ngay chạm mức 2.100 USD/ounce.
Cụ thể, theo AFP, giá vàng giao ngay trong sáng 4/12 đã chạm ngưỡng 2.135 USD/ounce, vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập trong thời kỳ đại dịch năm 2020. Sau đó, giá vàng đã quay về giao dịch quanh mức 2.000 USD, dù đây cũng là mức giá cao đáng kể so với thời điểm trước đây.
Trong vòng 2 tháng trở lại đây, giá vàng liên tục tăng cao do những bất ổn địa chính trị làm tăng nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn. Theo các chuyên gia, vàng có xu hướng hoạt động tốt trong thời kỳ bất ổn về kinh tế và địa chính trị do vàng được coi là phương tiện lưu trữ giá trị đáng tin cậy.
Đặc biệt, vào cuối tuần trước, khi những nhận xét Chủ tịch Fed Jerome Powell làm tăng niềm tin của các nhà giao dịch rằng ngân hàng trung ương Mỹ đã hoàn tất việc thắt chặt chính sách tiền tệ và có thể cắt giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 3/2024, giá vàng đã lập tức lập kỷ lục mới và tiếp tục duy trì mức tăng cao sang đầu tuần này.
Sẽ còn neo cao?
Ông Heng Koon How, Trưởng phòng Chiến lược Thị trường, Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu của UOB, chia sẻ với CNBC: “Sự suy giảm được dự đoán của cả USD và lãi suất trong năm 2024 là động lực tích cực chính cho vàng”. Ông Hoon ước tính giá vàng có thể lên tới 2.200 USD vào cuối năm 2024.
Tương tự, một nhà phân tích khác đang lạc quan về triển vọng của vàng thỏi. Ông Nicky Shiels, người đứng đầu chiến lược kim loại tại công ty kim loại quý MKS PAMP, cho biết đòn bẩy lần này có thể đưa giá vàng vượt qua 2.100 USD, thậm chí tiến tới mốc 2.200 USD/ounce.
Ông Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Securities, dự kiến giá vàng sẽ đạt trung bình 2.100 USD trong quý II/2024, với hoạt động mua mạnh mẽ của ngân hàng trung ương đóng vai trò là chất xúc tác chính trong việc thúc đẩy giá cả.
Theo một khảo sát gần đây của Hội đồng vàng thế giới, 24% ngân hàng trung ương có ý định tăng dự trữ vàng trong 12 tháng tới, khi đồng USD không còn là tài sản dự trữ triển vọng. Ông Melek cho biết: “Điều này có nghĩa là nhu cầu có thể cao hơn trong những năm tới”.
Ông nói thêm, khả năng xoay trục chính sách của Fed vào năm 2024 cũng có thể được tính đến. Lãi suất thấp hơn có xu hướng làm suy yếu đồng USD, và việc đồng bạc xanh giảm giá có thể khiến vàng rẻ hơn đối với người mua quốc tế, do đó thúc đẩy nhu cầu.
BMI, một đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions, cho biết trong một lưu ý gần đây: “Chúng tôi tin rằng các yếu tố chính thúc đẩy vàng vào năm 2024 sẽ là việc Fed cắt giảm lãi suất, đồng USD yếu hơn và mức độ căng thẳng địa chính trị cao”.
Vẫn cần dè chừng
Nhìn chung, tâm lý thị trường đối với vàng có vẻ lạc quan và kim loại này được cho là sẽ duy trì được đà tăng trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, không ít chuyên gia cũng đưa ra những lời khuyên thận trọng cho nhà đầu tư.
Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cho biết: “Giá vàng có thể đã đi vào vùng "quá mua" (giá bị đẩy vượt xa so với ngưỡng cân bằng và là dấu hiệu dự báo thị trường có thể đảo chiều giảm) và vàng đang được định giá sớm theo kỳ vọng về chính sách tiền tệ trong 2 năm qua”.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng vàng có thể khó giữ mức tăng và giao dịch ổn định trên mốc 2.075 USD/ounce trừ khi lực mua bền vững hơn đến từ nhiều người tham gia thị trường hơn.
Ông Marcus Garvey, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Macquarie, nhận định vàng có thể duy trì trên 2.200 USD nếu lạm phát tiếp tục giảm tại Mỹ, nhưng cũng cho rằng mức tăng bền vững sẽ chỉ được duy trì nếu có sự trở lại của hoạt động mua ETF”.
Xem thêm >> Vàng vượt trên 2.000 USD/ounce, lên mức cao nhất mọi thời đại
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.