Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày (27/8), UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3327/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên tuyến cao tốc nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng và cầu Bạch Đằng, đường dẫn, nút giao cuối tuyến.
Toàn bộ tuyến đường nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng từ Km0+556 - Km19+800 sẽ được khai thác kể từ ngày 1/9/2018.
Theo đó, phạm vi dự án nằm trong nút giao Minh Khai hiện tại (từ Km0+00+556) đã được giao cho Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn do Công ty CP BOT Biên Cương quản lý, khai thác. Sở GT-VT Quảng Ninh là cơ quan quản lý đường cao tốc nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng.
Về phương án tổ chức giao thông, tại dự án có 3 nút giao gồm: Nút giao Minh Khai tại vị trí giao giữa điểm đầu tuyến đường nối TP Hạ Long - cầu Bạch Đằng với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và QL18. Các nút giao được thiết kế dạng kim cương, các nhánh tách nhập trên cao tốc kết hợp với nút giao bằng hình xuyến trên QL18 để phân luồng giao thông theo các hướNg.
Tiếp đến là nút giao Hoàng Tân là nút giao giữa đường cao tốc với tuyến đường chợ Rộc - Hoàng Tân (đường phố chính thứ yếu). Cuối cùng là nút giao Phong Hải (Km14+480) là điểm giao giữa cao tốc Hạ Long - cầu Bạch Đằng với đường cầu Chanh - Liên Vị.
Tốc độ tối đa theo chuẩn thiết kế của dự án là 100km/giờ, tuy nhiên tốc độ khai thác cho phép lưu hành tối đa 80km/giờ hiện nay cho cả 2 làn xe chạy trên mỗi hướng đi và tốc độ tối thiểu là 60km/giờ. Trên tuyến cao tốc nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng không bố trí trạm thu phí.
Đối với phương án tổ chức giao thông cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến (từ Km19+800 đến Km25+320) theo lý trình đường nối TP Hạ Long với TP Hải Phòng sẽ được khai thác từ 1/9/2018 do Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng quản lý theo hợp đồng đã ký với UBND tỉnh Quảng Ninh.
Trong phạm vi dự án có 2 nút giao: Nút giao với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (trong giai đoạn này sẽ xây dựng hoàn chỉnh và tổ chức giao thông tại nút này); nút giao Đầm Nhà Mạc (trong giai đoạn này chỉ xây dựng hoàn thiện 2 hầm chui và không tổ chức giao thông tại nút giao này).
Dự án bố trí 1 trạm thu phí đặt tại lý trình Km20+660 gồm 8 làn xe, trong đó có 4 làn (hai bên dải phân cách giữa) sử dụng công nghệ thu phí tự động không dừng kết hợp với 1 dừng, 4 làn thu phí phía ngoài sử dụng công nghệ thu phí 1 dừng.
Chia sẻ với VietnamFinance, đại diện Ban quản lý Dự án cao tốc Hạ Long – Hải Phòng cho biết, giai đoạn đầu (khoảng tầm 1 tháng) sẽ cho chạy tốc độ tối đa 80 km/h. Sau khoảng 1 tháng cho chạy thử này thì sẽ cho các phương tiện chạy theo đúng tối đa tốc độ 100 km/h.
Lý giải về vấn đề này, vị đại diện cho biết là để cho các phương tiện và lực lượng tuần tra giao thông có thời gian bắt nhịp và làm quen với tuyến đường này.
Dự án cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và cầu Bạch Đằng có tổng chiều dài toàn tuyến 25,2km với vận tốc thiết kế toàn tuyến là 100km/giờ. Dự án nằm trong quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-Ttg ngày 1/3/2016. Tổng mức đầu tư của hai dự án là 13.693 tỷ đồng; trong đó dự án đường nối Hạ Long với cầu Bạch Đằng là 6.416 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách; dự án cầu Bạch Đằng là 7.277 tỷ đồng gồm vốn ngân sách 488 tỷ đồng (giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn) và vốn nhà đầu tư là 6.789 tỷ đồng (theo hình thức BOT). |
Xem thêm: 'Đếm ngược' ngày thông xe cầu Bạch Đằng và cao tốc Hạ Long – Hải Phòng
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.