'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kế hoạch trên sẽ được ban lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) trình cổ đông phê duyệt trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 tới đây.
Theo đó, Vinaconex sẽ trình cổ đông kế hoạch chào bán hơn 66,25 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 15% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Số cổ phiếu phát hành thêm sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.
Các cổ đông sẽ thực hiện quyền mua với mỗi cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được quyền mua 3 cổ phiếu mới giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, cổ phiếu VCG của Vinaconex đang được giao dịch với giá 28.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Theo lãnh đạo công ty, mức giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu được tính theo giá trị sổ sách của công ty đến cuối năm 2019 (là 15.385 đồng/cổ phiếu). Trong khi giá trung bình của cổ phiếu VCG 30 phiên gần nhất đạt xấp xỉ 25.000 đồng.
Như vậy, nếu phát hành thành công toàn bộ cổ phiếu như kế hoạch, Vinaconex sẽ thu về gần 994 tỷ đồng bổ sung vốn điều lệ (mức vốn đến cuối 2019 của tổng công ty này là 4.417 tỷ).
Lý do của kế hoạch tăng vốn này được ban lãnh đạo đưa ra do công ty đã sử dụng gần hết lượng lớn vốn điều lệ. Trong đó, hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty con là 3.908 tỷ và đầu tư vào tài sản và bất động sản 473 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty luôn phải duy trì vốn lưu động lớn để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên và liên tục.
Trong khi đó, ngoài việc triển khai các dự án bất động sản ở Hà Nội, thời gian qua Vinaconex đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất, làm chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn như dự án Khu đô thị Đại lộ Hòa Bình kéo dài (Móng Cái, Quảng Ninh); Dự án khách sạn resort nghỉ dưỡng Tam Kỳ (Quảng Nam); Dự án khách sạn thương mại dịch vụ tại Tuy Hòa (Phú Yên)...
Đặc biệt, Vinaconex còn tham gia nộp hồ sơ dự tuyển nhiều dự án đầu tư hạ tầng giao thông với hình thức BOT, trong đó có 5 dự án BOT thành phần thuộc Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Trong đó, quy mô vốn đầu tư các dự án BOT này lên tới hàng chục nghìn tỷ, dẫn tới nhu cầu vốn của chủ đầu tư để đáp ứng tối thiểu 20% tổng vốn đối ứng.
Vì vậy, lãnh đạo công ty cho rằng cần sớm tăng vốn cho Vinaconex.
Với gần 1.000 tỷ vốn tăng thêm, Vinaconex cũng trình cổ đông kế hoạch sử dụng vốn chi tiết.
Trong đó, một phần sẽ được dùng để triển khai dự án Khu đô thị Đại lộ Hòa Bình kéo dài tại Móng Cái; dự án Khu công nghiệp Đông Anh (Hà Nội); dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Condotel Resort ven biển Tuy Hòa (Phú Yên)…
Đặc biệt, phần vốn tăng thêm sẽ được dùng làm vốn đối ứng cho các dự án BOT nói trên.
Cùng với kế hoạch tăng vốn, HĐQT Vinaconex sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu sụt giảm 4%.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong nửa đầu năm nay, Vinaconex dự kiến ghi nhận 9.530 tỷ doanh thu cả năm, giảm 4% so với năm liền trước nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 4%, đạt 820 tỷ.
Trong đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lần lượt là 3.870 tỷ và 803 tỷ đồng, cùng tăng 10% so với năm liền trước.
Để đạt được kết quả này, Vinaconex sẽ triển khai các dự án bất động sản có sẵn, dự kiến bàn giao và quyết toán các dự án 2B Vinata; Bohemia 25 Nguyễn Huy Tưởng và 97-99 Láng Hạ và tăng tiến độ tại một số dự án bất động sản khác.
Công ty cũng sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư vào các dự án BOT hạ tầng giao thông trọng điểm để tạo công ăn việc làm cho nhân sự.
Ban lãnh đạo cũng sẽ ưu tiên tìm kiến mua lại các dự án bất động sản đã cơ bản đầy đủ pháp lý để triển khai đầu tư sớm.
Vinaconex cũng trình cổ đông kế hoạch chuyển sàn niêm yết cổ phiếu VCG từ HNX hiện tại sang HOSE.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.