Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Đường 'bia': 'Có đất sạch cũng mất 500 ngày xin chủ trương đầu tư nhà ở xã hội'
Ông Nguyễn Hòa Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình (hay còn gọi là Đường "bia"), chia sẻ Tập đoàn có 2 khu đất sạch ở quận Hoàng Mai (Hà Nội). Các khu đất này có quy hoạch của UBND TP. Hà Nội từ năm 2015, rất chi tiết về mật độ, chiều cao, dân số… Tuy nhiên, khi làm thủ tục làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp phải mất hơn 500 ngày mới được cấp chủ trương đầu tư dự án cho 1 khu đất.
Khu đất còn lại, ông Đường bày tỏ cũng sẽ sớm được xem xét cấp chủ trương đầu tư vì tất cả đều đúng pháp luật.
Theo ông Đường, 2 khu đất này nếu làm nhà ở thương mại diện tích xây dựng khoảng 150.000m2, doanh nghiệp sẽ lời khoảng 2.500 tỷ đồng. Còn ông làm nhà ở xã hội chỉ lời được khoảng 10%, tính ra lãi 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, làm nhà ở xã hội sẽ giải quyết được vấn đề là bán cho tất cả mọi đối tượng trong hệ thống chính trị: công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong các lực lương vũ trang, sinh viên…
"Vấn đề làm nhà ở xã hội phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của lãnh đạo thành phố", ông Đường nói và cho hay thời điểm Hòa Bình Group quảng bá dự án, công bố căn hộ mẫu thì nhu cầu đăng ký mua của người dân, cán bộ rất lớn. Do đó, ông mong được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng… quan tâm hơn nữa về thủ tục hành chính về nhà ở xã hội để thúc đẩy tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu xã hội. (Xem thêm)
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2895/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng tại số 4-6-8 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai.
Cụ thể, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản và thương mại Vĩnh Hưng - Công ty TNHH Hòa Bình cùng hợp tác đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng.
Theo quyết định, dự án nhà ở xã hội trên có quy mô sử dụng đất khoảng 4.516m2 thuộc ô quy hoạch F1/HH6 theo quy hoạch phân khu đô thị H2-4 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 6499/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 để xây dựng công trình nhà ở xã hội cao tầng.
Dự án có mật độ xây dựng khối đế khoảng 66%, khối tháp khoảng 60%, tầng cao khoảng 31 tầng với quy mô dân số tối đa khoảng 1.154 người, dự kiến sẽ được xây dựng từ quý II/2023 đến quý IV/2025.
Vốn đầu tư dự kiến của dự án nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng khoảng 1.183,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư khoảng 256,7 tỷ đồng (chiếm 21,69%), còn lại là vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác (chiếm 78,31%). (Xem thêm)
Ông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao, bộ phận dịch vụ công nghiệp Savills Hà Nội, cho biết hiện nay, các thị trường nhóm 2 như Vĩnh Phúc cũng đang ghi nhận sức hấp thụ bất động sản công nghiệp khá tốt. Các thị trường này đang sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn, được chào thuê với mức giá cạnh tranh hơn so với thị trường nhóm 1, với quỹ đất sẵn có mang tới cho khách thuê nhiều lựa chọn hơn. Theo ghi nhận của Savills, trong 2 năm trở lại đây, sức hấp thụ của thị trường này thậm chí tốt hơn các tỉnh nhóm 1.
Một trong số đó là sự đi lên của phân khúc nhà xưởng xây sẵn. Phân khúc này đã ghi nhận nhu cầu khá lớn từ nhiều quốc gia từ châu Âu và Mỹ. Nhờ vậy, nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước đã có kế hoạch mở rộng thêm dự án đối với phân khúc này. Nguồn cung xây sẵn ở phía Bắc trong thời gian qua đã tăng mạnh, chủ yếu ở các thị trường trọng điểm như Hải Phòng và Bắc Ninh.
Về phía khách thuê, thị trường ghi nhận nhu cầu đối với các lĩnh vực sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp cụ thể là điện tử, linh kiện điện tử, chất bán dẫn, năng lượng mặt trời, dệt may. Đặc biệt, miền Bắc liên tục chứng kiến việc các nhà sản xuất Trung Quốc tìm kiếm mặt bằng nhà xưởng xây sẵn tại các thị trường trọng điểm và các thị trường nhóm 2, với hợp đồng thuê ngắn hoặc trung hạn và có tiềm năng xây dựng cơ sở sản xuất trong tương lai.
Nhìn chung, thị trường vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực, Việt Nam luôn nằm trong danh sách những thị trường mới nổi thu hút đầu tư trong khu vực. (Xem thêm)
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại dự án khu dân cư Tân Thịnh do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG làm chủ đầu tư tại xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom).
Trước đó, kết luận thanh tra toàn diện dự án khu dân cư Tân Thịnh đã xác định, đến thời điểm thanh tra, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án.
Tuy nhiên, công ty đã tổ chức thi công công trình từ năm 2018, đến năm 2020 đã xây dựng tới 680 căn nhà. Trong số đó, có 198 căn biệt thự, 290 căn nhà liên kế đã thi công xong; 192 căn nhà liên kế đang thi công dang dở.
Ngoài ra, công ty này đã thi công hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện, xử lý nước thải công viên cây xanh.
Công ty Cổ phần Đầu tư LDG cũng chưa thực hiện thủ tục trình Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm y tế, khu thương mại dịch vụ và giáo dục…
Cùng với sai phạm nêu trên, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG đã ký hợp đồng nguyên tắc mua bán nhà với 60 khách hàng với số tiền hơn 132 tỷ đồng. Các khách hàng đã thanh toán cho công ty từ 25% đến 95% giá trị hợp đồng, có 7 hộ chuyển về sinh sống. Dự án chưa đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh. (Xem thêm)
Theo Bloomberg, Việt Nam đã đình chỉ hơn 1.200 dự án bất động sản với tổng trị giá lên tới 800.000 tỷ đồng (khoảng 34 tỷ USD) khi những khó khăn về vốn tiếp tục bủa vây ngành.
“Một nguồn tài nguyên khổng lồ đã bị đóng băng và chúng tôi không biết nó sẽ kéo dài bao lâu. Những dự án bị dừng này không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội mà kéo theo nhiều hệ lụy”, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) chia sẻ với Bloomberg.
VnREA cho biết thêm, trung bình mỗi tỉnh trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam đã đình chỉ 20 dự án. Báo Thanh Niên mới đây cũng đưa tin rằng khoảng 400 dự án ở Hà Nội đang bị đình trệ trong khi con số dự án bị đình chỉ của Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 300, nhưng không cung cấp số lượng dự án bị đình trệ ở các thành phố trọng điểm.
Theo dữ liệu của Bộ Xây dựng, cuộc "khủng hoảng" bất động sản, do các công ty xây dựng vay nợ quá nhiều, đại dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu và chính phủ siết chặt các quy định, đã ảnh hưởng đến hơn 1.800 công ty xây dựng và buộc 340 công ty khác rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong quý I/2023. (Xem thêm)
Trong bối cảnh lãi suất giảm sớm hơn dự kiến và được hỗ trợ tích cực hơn của Chính phủ, SSI Research cho rằng thời điểm xấu nhất có thể đã qua đối với ngành bất động sản. Mặc dù thị trường bất động sản đang cải thiện, nhưng có thể vẫn còn một số trở ngại nhất định. Trong đó lãi suất cho vay vẫn cần giảm thêm để kích thích nhu cầu trở lại. Các chính sách hỗ trợ cũng cần thời gian để thực sự tác động lên thị trường, đặc biệt là tháo gỡ những nút thắt trong quá trình cấp phép dự án.
Bên cạnh đó, SSI Research cho rằng rủi ro vỡ nợ vẫn có thể xảy ra với những chủ đầu tư không thể thương lượng được với trái chủ để giãn thời hạn thanh toán hoặc cân đối dòng tiền để trả nợ.
Do vậy, những chủ đầu tư ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề trái phiếu, sở hữu quỹ đất tốt và có khả năng phát triển và bán hàng mạnh mẽ là những chủ đầu tư có khả năng vượt qua được những “cơn gió ngược” phía trước và được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.