Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Báo cáo Kinh tế Thế giới (World Economics) cho biết, Nga lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn nhất châu Âu xét theo sức mua tương đương (PPP) tính đến cuối năm 2022.
Theo ước tính dựa trên dữ liệu quốc gia chính thức do Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF, tổng sản phẩm quốc nội của Nga đạt 5,51 nghìn tỷ USD tính theo PPP, cao hơn 38% so với ước tính chính thức ban đầu là 3,993 nghìn tỷ USD. Cũng theo báo cáo này, nền kinh tế Nga đã chính thức vượt qua Đức.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc nội đạt 30,3 nghìn tỷ USD xét theo PPP. Tiếp sau đó là Mỹ với 35,4 nghìn tỷ USD, Ấn Độ với 11,8 nghìn tỷ USD và Nhật Bản với 5,7 nghìn tỷ USD. Đáng chú ý là quốc gia Đông Nam Á Indonesia cũng góp mặt trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới với 4,03 nghìn tỷ USD.
Tờ Wall Street Journal nhận định phương Tây đã sử dụng quân bài mang tên “lệnh trừng phạt” để “làm nghèo” nước Nga nhưng chính họ đã tự đẩy mình vào thế bế tắc. Trong khi châu Âu rơi vào suy thoái, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ được sức mạnh của mình.
“Các biện pháp trừng phạt của phương Tây được cho là sẽ đè bẹp nền kinh tế Nga. Thế nhưng giờ đây, kinh tế Nga lại vượt qua cả Đức trong khi cái giá phải trả của châu Âu là gì? Phi công nghiệp hóa và lạm phát”, biên tập viên của BritanniQ DM Collingwood nhận định.
Số liệu thống kê GDP đơn giản đã “ru ngủ” phương Tây và khiến họ rơi vào cảm giác an toàn sai lầm, theo nhà kinh tế học Jacques Sapir. Nếu xét theo GDP, các nền kinh tế châu Âu đang tỏ ra chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào các lĩnh vực dịch vụ và sự yếu kém trong các lĩnh vực sản xuất trực tiếp như sản xuất, khai thác mỏ và nông nghiệp đã tạo ra những lỗ hổng nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa của phương Tây.
Những điểm yếu này có tác động sâu sắc trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị và căng thẳng leo thang giữa các quốc gia, ông Jacques Sapir cho hay.
Trong khi đó, với lợi thế là quốc gia có nguồn nguyên liệu dồi dào và thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu nhiều sản phẩm thiết yếu như dầu mỏ, khí đốt, ngũ cốc, phân bón hay các loại kim loại quan trọng, các lệnh trừng phạt của phương Tây rõ ràng chưa đủ sức nặng để chặn đứng các nguồn thu nhập của điện Kremlin.
Tuy nhiên, theo nhật báo Moskovskij Komsomolets nhận định, nền kinh tế Nga khó có thể lặp lại thành tích của năm ngoái trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang liên tục biến động như hiện nay. Nhật báo này cũng chỉ ra rằng báo cáo của World Economics đã không tính đến các khu vực mới của Nga như Crimea, Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Kherson, Zaporozhye và Luhansk.
Những thứ hạng này không đáng để Nga xây dựng những “ảo ảnh cầu vồng” cho tương lai, trích tờ Moskovskij Komsomolets.
Chiến lược gia đầu tư tại Công ty quản lý Arikapital, ông Sergei Suverov cho hay kết quả tính toán của các chuyên gia phương Tây nghe rất “mát lòng” nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, chúng không mang tính biểu thị. “Đột phá kinh tế của Nga năm ngoái chỉ là tạm thời”, ông nói.
Sau khi bị hạn chế tại thị trường châu Âu, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các thị trường khác, trong đó phải kể đến các khách hàng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù xuất khẩu dầu thô của Nga đạt kỷ lục nhưng doanh thu từ thuế dầu khí và lợi nhuận lại giảm mạnh do Moscow buộc phải bán năng lượng với mức giá chiết khấu.
Chưa kể, khi các quốc gia khác đã lấp đầy kho lưu trữ năng lượng ở mức tối đa thì dầu thô Nga có thể sẽ “ế khách” trong thời gian tới. Chuyên gia kinh tế Nga Janis Kluge nhận định: “Kỷ nguyên lợi nhuận khủng từ dầu thô và khí đốt của Nga đã kết thúc”.
Ngoài ra, Moscow còn đang phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng khác như đồng Rúp suy yếu, chảy máu chất xám,…Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng Nga chưa nên sớm tự hào về việc đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của WB. Thay vào đó, Nga cần củng cố hơn nữa những “trụ cột” của nền kinh tế và tìm ra cách tháo gỡ những khó khăn còn tồn đọng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.