(VNF) - Buổi lễ khai mạc World Cup 2018 đã chính thức diễn ra ngày 14/6 tại sân vận động Luzhniki, Moscow (Nga). Đây là lần đầu tiên ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại một quốc gia thuộc Đông Âu và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho nền kinh tế Nga, không chỉ cho năm diễn ra World Cup mà còn đóng góp ít nhất cho nền kinh tế Nga trong 5 năm tiếp theo.
World Cup 2018 sẽ là cú hích cho nền kinh tế Nga?
Kỳ World Cup đắt nhất trong lịch sử
Nga đã vượt qua nhiều "đối thủ" nặng ký như liên minh Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha, liên minh Bỉ/Hà Lan hay Anh để giành được quyền đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh năm 2018.
Theo tính toán, Nga mạnh tay đầu tư tới 14 tỷ USD cho mùa World Cup 2018. Con số này nhiều hơn 2 tỷ USD so với Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 tại Brazil, gấp 3 lần Nam Phi và là kỳ World Cup đắt nhất trong lịch sử.
Kể từ khi Nga giành được quyền đăng cai World Cup 2018 trong cuộc bỏ phiếu hồi năm 2010, ngân sách chính thức cho giải đã được điều chỉnh sửa đổi đến 12 lần.
Cụ thể, nước chủ nhà World Cup 2018 chủ yếu chi cho cơ sở hạ tầng giao thông (6,11 tỷ USD), xây dựng sân vận động (3,45 tỷ USD) và chỗ ở (680 triệu USD).
Kể từ thời điểm công bố về việc chuẩn bị cho World Cup 2018 vào năm 2014, đến nay Moscow đã xây dựng 27 khách sạn với 5.000 phòng. Trong thành phố đã bổ sung thêm lượng lớn các số phòng khách sạn để đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch mùa World Cup.
Lễ khai mạc World Cup 2018 đã diễn ra thành công trên sân vận động Luzhniki ngày 14/6.
Ngoài 8 sân vận động được xây mới, 4 sân vận động được sửa chữa, Nga đã bổ sung thêm 3 trạm tàu điện ngầm mới, xây dựng lại 31 ga đường sắt trong 11 thành phố tổ chức giải. Hạ tầng giao thông được nâng cấp từ 5% ở St.Petersburg cho đến 74% ở Kazan.
Để tạo thuận lợi cho người hâm mộ trong quá trình đi lại, Nga đã cung cấp vé tàu miễn phí trên 728 chuyến tàu bổ sung kết nối các thành phố tổ chức sự kiện trong thời gian diễn ra các trận cầu. Có khoảng 100 chiếc xe buýt cỡ lớn và cực lớn di chuyển giữa hai sân vận động “Luzhniki” (sân chính) và “Spartak”, cũng như đến các sân bay và bến tàu điện ngầm.
Đồng thời, an ninh cũng được thắt chặt trên khắp 11 thành phố sẽ diễn ra các trận cầu hấp dẫn của World Cup 2018. Hàng nghìn cảnh sát được trang bị vũ khí hiện đại sẵn sàng làm nhiệm vụ khi cần thiết.
Ngoài ra, các chiến đấu cơ của Không quân Nga như Mi-28, MiG-29 sẽ liên tục theo dõi các sân bay và bầu trời trong suốt giải đấu. Nga còn triển khai những vũ khí hiện đại để đảm bảo an ninh như hệ thống tên lửa đất đối không gần các sân vận động, thiết bị phát hiện bức xạ để ngăn chặn các vụ tấn công hạt nhân hay “bom bẩn”.
Nga sẽ thu về bao nhiêu?
World Cup 2018 được kỳ vọng sẽ tạo được một "cú hích" cho nền kinh tế Nga. Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn tin cho biết, dự kiến khoảng 570.000 người hâm mộ nước ngoài và 700.000 người Nga sẽ tham dự các trận đấu World Cup năm nay.
Theo Hiệp hội các nhà tổ chức du lịch Nga, số lượng giữ chỗ đặt vé máy bay quốc tế tới Nga vào thời điểm World Cup hiện đã cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhằm kích cầu mua sắm dịp World Cup, Nga đã giới thiệu hệ thống hoàn thuế giá trị gia tăng tại các thành phố đăng cai World Cup. Theo hệ thống này, người nước ngoài là công dân các nước không thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ được hoàn thuế ở mức 10-12% giá trị mua hàng, khi mua từ 10.000 Ruble (khoảng 170 USD) trở lên trong cùng một ngày.
Theo tính toán của Ủy ban Tổ chức World Cup của Nga, vòng chung kết World Cup ước tính sẽ đóng góp 150 tới 210 tỷ Ruble, tương đương khoảng 2,5 tỷ - 3,5 tỷ USD cho nền kinh tế Nga mỗi năm, trong 5 năm tiếp theo.
Dự kiến khoảng 570.000 người hâm mộ nước ngoài và 700.000 người Nga sẽ tham dự các trận đấu World Cup năm nay.
Một nghiên cứu mới về tác động của World Cup tới kinh tế cho thấy, GDP của Nga có thể tăng lên khoảng 26 tỷ USD (khoảng 1,62 triệu tỷ rúp) đến 30,8 tỷ USD trong 10 năm từ 2013 đến 2023. Mức tăng trưởng này là nhờ du lịch ngày càng phát triển, tăng chi tiêu cho xây dựng với các khoản đầu tư của Chính phủ.
“World Cup mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Giải đấu giúp thúc đẩy kinh tế của nước chủ nhà và sẽ tiếp tục tác động tích cực với nền kinh tế trong dài hạn”, Phó thủ tướng Arkady Dvorkovich nói trong báo cáo.
Trước đó, Nga cũng chi một số tiền lớn để tổ chức Olympic Sochi 2014, với khoảng 50 tỷ USD theo một ước tính của Chính phủ. Sự kiện này được xem như là chìa khóa cho uy tín của nước chủ nhà và cũng trở thành thế vận hội mùa đông tốn kém nhất lịch sử. Do đó, với Nga, World Cup 2018 cũng có vai trò tương tự.
"World Cup 2018 mang đến một hiệu quả kinh tế đáng kể. Giải đấu này thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước chủ nhà và vẫn còn tiếp tục có những tác động kinh tế tích cực và lâu dài ", theo nhận định của Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich.
Nguy cơ lỗ?
Chuyện nước chủ nhà của một kỳ đại hội thể thao lớn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế, lẫn an sinh xã hội sau khi giải đấu kết thúc xưa nay không hề hiếm.
Tính riêng trong vòng 20 năm trở lại đây, chỉ duy nhất người Mỹ thắng lợi sau khi tổ chức thành công Thế vận hội Atlanta 96. Số còn lại đều gặp phải những vấn đề trầm trọng sau những màn vung tay quá trán.
Trong mùa World Cup 2014, Brazil cũng đã bỏ ra tới 12 tỷ để nâng cấp hạ tầng và thực hiện các khâu chuẩn bị cho giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Sở dĩ nước chủ nhà Brazil phải chi nhiều đến vậy là do nạn tham nhũng, do chậm trễ trong thi công khiến chi phí phát sinh và hầu hết cơ sở hạ tầng của đất nước Nam Mỹ, nhất là đường sá đều đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, số tiền mà Brazil thu lại chưa xứng đáng với kỳ vọng và còn kém xa với doanh thu 11 tỷ USD mà Chính phủ nước này đã hứa với người dân trước khi World Cup 2014 khởi tranh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ khai mạc World Cup 2018.
Cụ thể, trong thời gian diễn ra World Cup, Brasil đón khoảng 3,2 tỷ lượt khách du lịch, thu về khoảng 3,7 tỷ USD từ các ngành dịch vụ.
Bên cạnh đó, bốn sân vận động đã bị bỏ hoang ngay sau khi vòng bảng kết thúc, bao gồm các sân Amazonia (Manaus), Pantanal (Cuiaba), Baixada (Curitiba), Dunas (Natal). Trong đó, sân Amazonia được xây mới với tổng chi phí lên tới 300 triệu USD, và là nơi chẳng có bất cứ CLB nào thi đấu.
Trong quá khứ, thua lỗ từ việc tổ chức World Cup không phải quá xa lạ. Hy Lạp là quốc gia hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Olympic Athens 2004 chẳng mang lại chút sinh khí mới nào cho nền kinh tế quốc gia Nam Âu. Trái lại, nó còn khiến đất nước này ngập trong nợ nần. 10 năm sau ngày trở thành nước chủ nhà kỳ Thế vận hội mùa hè, Hy Lạp vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm thiệt hại kinh tế đó.
Bồ Đào Nha (chủ nhà EURO 2004), Áo, Thụy Sỹ (EURO 2008), Ukraina, Ba Lan (EURO 2012) đều chẳng thu về chút lời lãi nào như dự tính. Kinh tế của những nước chủ nhà các VCK EURO gần đây đều suy sụp thấy rõ. Ngay đến một siêu cường kinh tế như Đức cũng lỗ (dù không nhiều) sau World Cup 2006.
(VNF) - Quyết định phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính trường Hàn Quốc, mở ra nhiều câu hỏi về những ảnh hưởng chính trị và quốc tế tiếp theo.
(VNF) - Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế của Mỹ chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
(VNF) - Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết nước này sẽ áp thuế đối với các loại xe của Mỹ không tuân thủ thỏa thuận thương mại tự do lục địa để đáp trả thuế quan “vô lý” của nước này.
(VNF) - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan mới, thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến biến động đáng kể trong chứng khoán, tiền tệ, giá vàng, giá dầu, và cả hoạt động M&A.
(VNF) - Thuế quan "Ngày giải phóng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể định hình lại ngành thời trang, vốn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ các nước châu Á. Các thương hiệu sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, đẩy gánh nặng lên người tiêu dùng, hình thành nên một môi trường đầy biến động trong thương mại quốc tế.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 đã ám chỉ rằng ông có thể cắt giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh cho phép ByteDance, chủ sở hữu TikTok của Trung Quốc, thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này để tránh lệnh cấm ở Mỹ.
(VNF) - Sau màn công bố thuế đối ứng gây bão của Tổng thống Mỹ Donald Trump, câu hỏi lớn nhất hiện tại là thuế đối ứng được tính dựa trên công thức nào.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Phố Wall đã hứng chịu mức lỗ nặng nề khi cả 3 chỉ số chính ghi nhận mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ năm 2020, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan sâu rộng trong 'Ngày giải phóng'.
(VNF) - Cuộc chiến thương mại đang leo thang trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald. Đây được xem là một thách thức đối với tất cả các nền kinh tế châu Á, cả lớn và nhỏ, trong thời đại mà khu vực đông dân nhất thế giới này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump "không nên trả đũa".
(VNF) - "Đợt áp thuế quan lớn nhất từ trước đến nay của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi đi một thông điệp rõ ràng tới các công ty Mỹ và nước ngoài: Kỷ nguyên toàn cầu hóa đã kết thúc", theo Wall Street Journal.
(VNF) - Mức thuế mới 46% của Mỹ đối với Việt Nam có thể sớm làm tăng chi phí cho các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, đồ nội thất và đồ chơi, và một số tập đoàn trong số đó có thể tăng giá cho người tiêu dùng.
(VNF) - Các quốc gia Đông Nam Á, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mức thuế quan đối ứng quy mô lớn được chính quyền Trump công bố vào 2/4. Tuy nhiên, theo giới phân tích, có nhiều dấu hiệu cho thấy những con số về thuế quan đối ứng thực chất đã bị thổi phồng, hoặc thậm chí được tạo ra một cách tùy tiện.
(VNF) - Mỹ đã áp mức thuế quan lớn nhất từ trước đến nay đối với hầu hết các sản phẩm của Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên ít nhất 54%, một động thái có thể làm giảm mạnh lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ổn, mức thuế “Ngày giải phóng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố không chỉ đặt ra thách thức lớn với các đối tác thương mại mà còn có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thuế quan diện rộng.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đóng lỗ hổng thương mại được sử dụng để vận chuyển các gói hàng giá trị thấp miễn thuế từ Trung Quốc, được gọi là "de minimis", theo Nhà Trắng.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế ít nhất 10% đối với các quốc gia có hàng xuất khẩu sang Mỹ, ngoại trừ một quốc gia đáng chú ý: Nga.
(VNF) - Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế quan toàn diện nhất từ trước đến nay của chính quyền ông, bao gồm mức thuế vượt quá 30% đối với các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần của làn sóng thuế đối ứng toàn cầu mới được công bố hôm 2/4.
(VNF) - Trong 2 tháng đầu nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã 2 lần giáng đòn thuế quan lên Trung Quốc và Bắc Kinh tỏ ra hầu như không hề nao núng. Tuy nhiên mức thuế quan trong “Ngày giải phóng” được cho sẽ là phép thử cuối cùng đối với mối quan hệ của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
(VNF) - Mặc dù nhiều chi tiết vẫn chưa được hé lộ, thông báo chính sách thương mại "Ngày giải phóng" của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự đoán sẽ là động thái thuế quan mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của vị tổng thống bị ám ảnh bởi thuế quan nhất trong lịch sử hiện đại.
(VNF) - Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) vừa bàn giao chiếc máy bay C909 đầu tiên cho Lao Airlines. Đây là lần đầu tiên máy bay phản lực chở khách của Trung Quốc thâm nhập thị trường Lào, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình quốc tế hóa máy bay thương mại của Trung Quốc.
(VNF) - Những tỷ phú giàu nhất thế giới tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm tài sản đáng kể trong năm 2024, và xu hướng này chưa có dấu hiệu cải thiện trong quý I/2025. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu đã "bốc hơi" tới 203 tỷ USD.
(VNF) - Quyết định phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính trường Hàn Quốc, mở ra nhiều câu hỏi về những ảnh hưởng chính trị và quốc tế tiếp theo.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.