Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sáng qua 17/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân có buổi thị sát thực tế tình trạng xây dựng nhà không phép ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, điểm nóng xây dựng nhà không phép tại TP. HCM.
Ngay từ sáng sớm, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã dẫn đoàn đi vào khu vực ấp 4 (đường Lê Thị Dung), nơi tồn tại hàng trăm căn nhà xây dựng không phép. Những căn nhà xây san sát nhau trên đất nông nghiệp, bên ngoài được quây tôn nhưng bên trong xây dựng kiên cố.
Nhiều căn người dân đã vào ở, có căn ở đã hàng chục năm. Ông Nguyễn Thiện Nhân đã ghé thăm nhiều căn nhà tại đây. Hầu hết các căn nhà đều không có giấy tờ, chỉ mua bằng giấy tay. Điều đáng nói, dù đất nông nghiệp, xây dựng không phép nhưng tất cả những căn nhà ở đây đều có điện nước đầy đủ. Những ô đất trống cũng được xây móng gạch, sẵn sàng cho việc xây dựng. Khi thấy đoàn công tác, rất đông người dân hiếu kỳ đã ra quan sát và nghe ngóng thông tin.
Giải thích về tình trạng xây dựng không phép nở rộ, ông Trần Phú Lữ, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết ông đã đi thực tế và trực tiếp hỏi người dân vì sao bỏ hàng tỷ đồng mua đất xây nhà “lụi”.
Nhiều người trả lời, có những giai đoạn cho tồn tại nhà xây không phép nên họ kỳ vọng sau này được hợp thức hóa. Thực tế, nhiều căn nhà xây dựng không phép tồn tại từ lâu chưa được xử lý nên giới đầu nậu lấy đó để quảng cáo bán nhà đất. Hiện chỉ riêng xã Vĩnh Lộc A còn khoảng trên 4.000 công trình xây dựng không phép chưa được xử lý.
Nhưng con số này vẫn chưa chính xác nên sẽ còn rà soát. Không chỉ vậy, hiện vẫn còn tình trạng một số cán bộ bảo kê cho xây dựng không phép. Nhưng xử lý hành chính những người này mà chưa xử lý được đầu nậu nên chưa đủ sức răn đe.
“Hiện có 38 đối tượng đầu nậu đã được xác định. Thủ đoạn của họ là mua đất nhưng không sang tên mà vẫn để chủ đất đứng tên. Khi bán đất, chủ đất ký bán bằng giấy tay, không làm nghĩa vụ về thuế. Hành vi trốn thuế, lừa dối khách hàng đã rõ, nhưng xử lý hình sự rất khó nên cần công an TP cùng vào cuộc”, ông Lữ kiến nghị và nói thêm rằng trật tự xây dựng tại huyện Bình Chánh giống như vòi bạch tuộc, có sự tiếp tay của cán bộ thoái hóa, biến chất. Tuy nhiên, hiện chỉ mới xử lý, chặt đứt những vòi bạch tuộc nhỏ, chưa chặt được vòi bạch tuộc lớn nên mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Đi cùng với Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, ông Trần Văn Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP. HCM, cho biết dù huyện Bình Chánh đã ban hành nhiều văn bản nhưng hiệu quả chưa cao. Bởi thực tế có những công trình vi phạm ngay kế bên ủy ban nhân dân ấp, mặt tiền đường nhưng nhiều đoàn thể, hệ thống chính trị đã “không phát hiện”, không xử lý. Đến nay huyện Bình Chánh còn tồn khoảng 10.000 trường hợp vi phạm chưa được xử lý. Khi đoàn công tác của ông cùng với lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh xuống kiểm tra nhà xây dựng không phép đã bị 5 đối tượng đi theo, đe dọa.
Ông Đinh Thanh Nhàn, Phó giám đốc Công an TP. HCM, cho biết công an đã lập danh sách răn đe các đầu nậu. Trong số 38 đối tượng trên có 5 đối tượng đã rời khỏi địa phương. Công an TP sẽ tập trung chỉ đạo các phòng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch xử lý quyết liệt đối với đầu nậu, bảo kê, số cán bộ vi phạm ở địa bàn.
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, nhận xét kiểm tra vụ việc sáng nay thấy đa số xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, diễn ra đã lâu. Khi làm mạnh, đặc biệt là sau chỉ thị 23 thì có chững lại nhưng chờ cơ hội để bùng phát.
“Cả một khu vực tôn che, bên trong xây dựng đã lâu, có đối sách ứng phó với chính quyền và có đe dọa cán bộ. Khi đoàn đến làm việc, các đối tượng đưa người già, trẻ em ra hoặc đóng cửa đi nơi khác; khi cưỡng chế thì đưa người ra để đe dọa, đây là vi phạm có tính tổ chức, đã trở thành hệ thống. Vì thế, trước mắt chưa bàn đến điều chỉnh quy hoạch, phải ổn định và xử lý chứ không cho phép tồn tại.
Những điểm nóng phải khoanh vùng và xử lý triệt để, ai sai phạm phải xử lý nghiêm”, ông Hoan nói và nhấn mạnh: “Một là đầu nậu, đây là đối tượng phá chính sách, chuyên gây rối trật tự, vừa lôi kéo người dân bán lúa non đồng thời chèo kéo người khác để mua đất và phân lô trục lợi. Lần này rà soát kỹ các đối tượng liên quan, đặc biệt là cán bộ nhà nước. Nếu đủ điều kiện thì đưa ra xét xử. Tinh thần chung là phải xử lý đến nơi đến chốn, ngoài phạt tiền thì phải khôi phục hiện trạng. Phân loại để giải tỏa hết 10.000 hồ sơ vi phạm. Nghiên cứu xóa các dự án treo và điều chỉnh tăng đất ở so với trước”.
Ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư thường trực Thành ủy, nói rằng trước mắt làm sao để không phát sinh xây dựng trái phép mới, đồng thời xử lý ngay 38 đầu nậu và 5 trường hợp có dấu hiệu hành hung, chống đối người thi hành công vụ.
Có sự tiếp tay của cán bộ Trụ sở của ấp, văn phòng ban nhân dân cách đó mấy chục bước nhưng vẫn có xây trái phép, thậm chí có nhà mẫu để dụ người dân mua nhà xây trái phép... cho thấy có sự tiếp tay của cán bộ. Muốn xử lý tận gốc vấn đề thì phải xử lý cả những người chủ có đất phân lô bán nền; đầu nậu, cò đất, nhà thầu xây dựng và những người bảo kê cho xây dựng không phép. Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.