Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính xin hướng dẫn về việc thoái vốn của PVC tại PVC Land.
Đáng chú ý, báo cáo cho hay, PVC Land được thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ thực góp là 249,65 tỷ đồng, trong đó PVC góp 190,6 tỷ đồng giá trị mệnh giá, giá trị đầu tư là 203,79 tỷ đồng, tương đương 76,35% vốn điều lệ của PVCLand.
PVC Land được thành lập với hoạt động chính tập trung đầu tư vào dự án PetroVietnam Landmark bao gồm khối chung cư và khối văn phòng với tổng mức đầu tư là 1.320 tỷ đồng, theo đó ngoài vốn điều lệ đã góp, PVC Land phải vay vốn ngân hàng thương mại và ứng trước vốn của khách hàng để thực hiện dự án.
Trong đó, khối chung cư PetroVietnam Landmark đang thi công dở dang và chậm bàn giao nhà gần 5 năm, đến thời điểm hiện tại, ước tính PVC Land còn phải chi 224,25 tỷ đồng để hoàn thành dự án và bàn giao nhà cho khách hàng. Bao gồm: thanh toán cho nhà thầu 115 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước 8,39 tỷ đồng, trả nợ ngân hàng 67,36 tỷ đồng, các chi phí khác 33,5 tỷ đồng.
Tổng giá trị bán nhà cho khách hàng theo Hợp đồng đã ký là 1.025,96 tỷ đồng. Đến nay, PVC Land đã thu tiền khách hàng mua chung cư với tổng số tiền 905,13 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 88,22% giá trị hợp đồng bán nhà đã ký với khách hàng, số tiền PVC Land còn phải thu tiếp cho tới khi đạt 95% giá trị hợp đồng là 76,95 tỷ đồng, cho tới khi đạt 100% giá trị hợp đồng là 120,83 tỷ đồng.
Như vậy, dự án chung cư PetroVietnam Landmark bị lỗ khoảng 295 tỷ đồng (tạm tính theo trị giá hợp đồng bán hàng đã ký trên tổng mức đầu tư).
Tuy nhiên, để thu hồi đủ giá trị còn lại theo hợp đồng bán nhà đã ký kết, PVC Land phải ứng trước số tiền khoảng 156 tỷ đồng để trả cho các nhà thầu, nộp ngân sách nhà nước và các chi phí khác. Trước mắt, PVC Land không thể cân đối được dòng tiền để hoàn thiện khối chung cư và thực hiện nghĩa vụ theo đúng cam kết với khách hàng.
Theo PVC, nếu không được bổ sung dòng tiền còn thiếu, PVC Land không thể hoàn thành việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả lô đất thực hiện dự án, không thể thu xếp vốn trả nợ Ngân hàng TMCP Liên Việt để giải toả quyền sử dụng đất chung cả dự án, làm cơ sở cấp sổ hồng cho khách hàng.
Đặc biệt, PVC Land sẽ phải đối mặt với các đơn khiếu kiện của khách hàng yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với PVC Land do không thực hiện trả nợ cho khách hàng thanh lý hợp đồng mua nhà/ không bàn giao nhà theo tiến độ hợp đồng đã ký.
"Đỉnh điểm là ngày 24/2/2017, Toà án nhân dân TPHCM đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với PVC Land theo đơn yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, người đại diện pháp luật của PVC tại PVC Land đã nỗ lực đàm phán với khách hàng và toà án để được huỷ quyết định phá sản", PVC cho biết.
Về tình hình tài chính của PVC Land, theo báo cáo tài chính sau kiểm toán độc lập năm 2018 tại thời điểm ngày 31/12/2018, lỗ luỹ kế là 228,84 tỷ đồng và không có chiều hướng thuyên giảm do các hoạt động đầu tư tại các dự án đều dang dở, vốn chủ sở hữu của PVC Land còn lại là 20,81 tỷ đồng/249,65 tỷ đồng vốn điều lệ.
Công ty đang có dư nợ quá hạn ngân hàng, nợ ngắn hạn chiếm 32% tổng tài sản, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 4 lần và không còn tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng.
Trong khi đó, PVN/PVC không thể hỗ trợ vốn cho PVC Land tiếp tục triển khai dự án vì bị giới hạn bởi các quy định hiện hành và tiềm ẩn rủi ro mất thêm vốn nếu hỗ trợ PVC Land. PVC Land có nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản nếu khách hàng không nhận được nhà và tình trạng khiếu kiện có thể tiếp tục xảy ra.
Công ty mẹ PVC cũng rất khó khăn, theo báo cáo tài chính kết thúc năm 2018, số lỗ luỹ kế của PVC là 3.377 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 4.855 tỷ đồng, chiếm 87% tổng tài sản của PVC, hệ số thanh toán nợ đến hạn là 0,84 cho thấy PVC đang mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng. Bên cạnh đó, PVC cũng đang phải tập trung nguồn thực hiện hoàn thiện thi công dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.