Phí dịch vụ ngân hàng: Trăm dâu đổ đầu khách hàng?
Bá Lâm -
13/03/2018 08:50 (GMT+7)
(VNF) - Mỗi thẻ ATM, khách hàng phải cõng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản như quản lý tài khoản, Internet Banking, phí thường niên, SMS biến động số dư… Đáng nói, các loại phí dịch vụ ngân hàng này ngày tăng cao nhưng chất lượng dịch vụ lại không tăng tương ứng.
Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã thông báo áp dụng biểu phí dịch vụ mới. Đây là một trong những ngân hàng có số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán nhiều nhất trên thị trường, do vậy việc tăng một loạt phí gây ảnh hưởng không nhỏ tới khách hàng.
Oằn lưng "cõng" phí
Cụ thể, theo biểu phí dịch vụ mới, Vietcombank tăng phí SMS Banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng. Khi chủ tài khoản chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng qua ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking trước đây được miễn phí thì nay sẽ tốn 2.200 đồng/giao dịch cho khoản tiền dưới 50 triệu đồng và 5.500 đồng/giao dịch nếu chuyển từ 50 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, Vietcombank cũng thu phí quản lý tài khoản 2.200 đồng/tháng, SMS biến động số dư 11.000 đồng/tháng, chuyển khoản khác ngân hàng 7.700 đồng/lần, rút tiền tại ATM của Vietcombank 1.100 đồng/lần, rút tiền ở ATM các ngân hàng khác 3.300 đồng/lần, phí thường niên 60.000 đồng/năm…
Tương tự, với thẻ ATM của TPBank, khách hàng cũng phải chịu mức phí quản lý tài khoản 5.500 đồng/tháng, SMS Banking 11.000 đồng/tháng, SMS biến động số dư 22.000 đồng/tháng, chuyển khoản khác ngân hàng 8.800 đồng/lần, phí thường niên 99.000 đồng/năm.
Ngoài ra, người dùng còn phải mất những khoản tiền không thể tính hàng tháng do tùy thuộc vào việc sử dụng tài khoản, như phí rút hay nạp tiền vào tài khoản, phí chuyển khoản nội mạng và ngoại mạng… trên online hay trên quầy giao dịch, cùng ngân hàng hay khác ngân hàng…
Tính ra mỗi thẻ ATM khách hàng phải cõng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng.
Theo thống kê của VietnamFinance, hiện chỉ có 4 ngân hàng thực hiện thu phí chuyển tiền cùng hệ thống bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và MBBank. Trong đó, Vietinbank là ngân hàng thu phí nội bộ cao nhất khi khách hàng chuyển từ 50 triệu đồng trở lên sẽ chịu phí 0,01% giá trị giao dịch, chưa bao gồm thuế VAT là 10%. MBBank thì áp dụng mức phí cao nhất với 3.300 đồng với giao dịch dưới 20 triệu đồng và 5.500 đồng với giao dịch trên 20 triệu đồng. BIDV có mức phí 1.100 đồng/lần giao dịch.
Còn tại Vietcombank, mức thu phí chuyển tiền cùng hệ thống được niêm yết 2.200 đồng với số tiền dưới 50 triệu đồng và từ 50 triệu đồng trở lên chịu phí 5.500 đồng/giao dịch thay vì mức chung 3.300 đồng/giao dịch trước đó.
Về các khoản phí chuyển tiền liên ngân hàng, duy nhất chỉ có Techcombank hiện miễn phí toàn bộ giao dịch chuyển tiền ngoài hệ thống cho khách hàng của mình. Các ngân hàng còn lại đều lấy một giá trị tiền chuyển nhất định để quy định mức phí. Chẳng hạn, mức phí tại VIB áp dụng hiện nay là 0,02% số tiền chuyển nhưng quy định số tiền tối thiểu là 10.000 đồng và tối đa là 600.000 đồng chưa bao gồm thuế VAT.
Ngân hàng MBBank cũng thuộc nhóm ngân hàng có phí chuyển tiền liên ngân hàng cao khi thu phí 11.000 đồng với giao dịch dưới 500 triệu đồng và 0,02% mức tiền chuyển với số dư lớn hơn 500 triệu, tối thiểu 1 triệu đồng. Vietcombank cũng quy định mức chuyển khoản khác ngân hàng 7.700 đồng/lần.
Nhóm ngân hàng bao gồm VPBank, TPBank, BIDV, SHB… thu phí chuyển tiền dưới 10 triệu đồng từ 6.600-9.900 đồng/giao dịch.
Tăng phí là khó tránh khỏi?
Liên quan đến việc nhiều ngân hàng thời gian gần đây điều chỉnh mức tăng phí, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc tăng phí là khó tránh khỏi vì bản chất của việc cung ứng dịch vụ luôn tốn chi phí, cho nên kiểu gì ngân hàng cũng phải thu phí thông qua cách này hoặc cách khác theo xu hướng tăng là điều khó tránh.
Theo chuyên gia tài chính, tiến sỹ - luật sư Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân Bizlight, hiện nay, yêu cầu của người dân về tiện ích dịch vụ ngân hàng ngày càng cao. Theo đó việc đầu tư bảo mật của ngân hàng cũng ngày càng lớn. Do đó, ngân hàng tăng phí cũng là muốn san sẻ gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu của mình.
Tuy nhiên, nhìn nhận sâu hơn về vấn đề này, ông Tín cho rằng trong bối cảnh thanh toán điện tử mới ở giai đoạn đầu, Chính phủ đang đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp khuyến khích thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thế nên việc ngân hàng tăng phí có thể sẽ gây ra hiệu ứng tiêu cực.
"Có nhiều cách để bù đắp các khoản phí dịch vụ cho khách hàng, chẳng hạn hiện nay tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại các ngân hàng với lãi suất dao động trong khoảng 0,2%-0,5%/năm. Với số tiền gửi không kỳ hạn này, ngân hàng đem cho vay với lãi suất thấp nhất cũng được 4,1%/năm (kỳ hạn một tháng).
Nhờ nguồn thu ổn định này, nhiều ngân hàng dư sức bù đắp cho các khoản miễn phí từ phí dịch vụ với khách hàng. Ngoài ra, nếu ngân hàng tiết kiệm các chi phí hoạt động thì mức phí áp dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ thấp, thậm chí không cần tăng và ngược lại", ông Tín chia sẻ.
(VNF) - Với mong muốn phục vụ khách hàng và đội ngũ đại lý tốt hơn, Manulife vừa chính thức khai trương văn phòng MClass Saigon thuộc tòa nhà LIM Tower (9-11 Tôn Đức Thắng, quận 1).
(VNF) - Bộ Tài chính đánh giá, 65% số DN thuộc nhóm tài chính vốn FDI, trong đó có các DN bảo hiểm (DNBH) nhân thọ lợi nhuận âm nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh. Chuyên gia cho rằng, có nghi vấn “chuyển giá” nhưng với tầm nhìn về 1 thị trường bảo hiểm tiềm năng có thể nhiều DN chấp lỗ để chiếm chỗ, chờ thời
(VNF) - Theo đại diện của ứng dụng tài chính MoMo, động lực tăng trưởng sẽ chủ yếu đến từ quá trình chuyển mình của các doanh nghiệp ví điện tử lớn thành các ứng dụng tài chính với đa dạng sản phẩm.
(VNF) - Kết luận thanh tra mới đây về Cathay Life đã chỉ ra loạt tồn tại như bán bảo hiểm không đúng đối tượng, chậm chuyển hồ sơ giải quyết yêu cầu,...
(VNF) - Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ thu ngàn tỷ bảo hiểm xe cơ giới, nhưng chi bồi thường chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất. Chuyên gia đánh giá rằng, phải tăng chi bồi thường ở bảo hiểm TNDS để người dân có niềm tin vào loại hình quan trọng này
(VNF) - Đại lý tư vấn Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ MB Ageas (MBAL) bị nghi vấn có hành vi “rút tiền trong thẻ” của hàng loạt khách hàng tại ngân hàng ở Lào Cai. Theo MBAL, vụ việc đã được chuyển đến cơ quan chức năng để điều tra xác minh.
(VNF) - Nguyên nhân việc người tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT), khi xảy ra sự kiện bảo hiểm không được bồi thường đến từ nhiều phía, chủ yếu là khâu tư vấn. Theo chuyên gia, cần có sự chung tay của cả 3 bên để người dân tin tưởng vào ngành bảo hiểm
(VNF) - Được đánh giá là thị trường có tính chất “cô đặc” cao và cạnh tranh gay gắt, đặc biệt sau khi chịu ảnh hưởng từ thiệt hại của cơn bão số 3. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, bảo hiểm phi nhân thọ còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng
(VNF) - Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm (60 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 15 năm để hưởng lương hưu.
(VNF) - Ngày 21/2/2025, Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Thăng Long - phối hợp với Agribank chi nhánh huyện Lục Nam (Bắc Giang) tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng với số tiền hơn 1 tỷ đồng cho 3 gia đình khách hàng.
(VNF) - Techcombank dự kiến thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ (TCLife) với vốn điều lệ tối thiểu 1.300 tỷ đồng, đồng thời bỏ ra 285 tỷ đồng nhằm tăng sở hữu tại bảo hiểm phi nhân thọ kỹ thương (TCGIns)
(VNF) - Thị trường tài chính tiêu dùng năm 2024 đã khởi sắc, nhiều công ty báo lãi lớn. Các chuyên gia dự báo thị trường này sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2025 bởi tăng trưởng kinh tế tích cực và dư địa cho vay mảng tiêu dùng còn rất lớn.
(VNF) - Không chỉ dành cho người trụ cột, nhiều bố mẹ hiện nay đã tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT) cho các con rất sớm, từ 15 ngày tuổi. Theo chuyên gia, việc này nếu lựa chọn đúng thì “một mũi tên, trúng ba đích”
(VNF) - Đại diện Bảo hiểm Agribank cho rằng phát triển các hoạt động bảo hiểm vào khu vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp, các HTX và nhà nông.
(VNF) - Theo các chuyên gia, ngoài việc tích cực tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của bảo hiểm TNDS xe máy, chủ động đòi quyền lợi, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cần phải có trách nhiệm chủ động trong việc bồi thường
(VNF) - Việc bồi thường trong bảo hiểm TNDS xe máy trong những năm qua còn nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá rằng, thủ tục bồi thường thực sự “không khó”, khách hàng không được hưởng quyền lợi chỉ đơn giản là chưa bao giờ đi đòi
(VNF) - Mặc dù còn nhiều bất cập trong việc chi trả bồi thường bảo hiểm xe máy, nhưng theo Bộ Tài chính cũng như các chuyên gia, đây là loại hình vẫn nên bắt buộc người dân tham gia
(VNF) - Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm không ngừng thay đổi, các doanh nghiệp đổi mới về trải nghiệm khách hàng từng ngày để tạo sự khác biệt. FWD Việt Nam là công ty điển hình trong xu hướng này, không ngừng đổi mới để mang lại môi trường bảo hiểm thân thiện, dễ tiếp cận và giàu giá trị cho khách hàng.
(VNF) - Tính đến hết năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm của BIC đạt gần 5.524 tỷ đồng, tăng trên 16% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 650 tỷ đồng, tăng trưởng gần 15%
(VNF) - Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sản phẩm rất cần thiết với mỗi gia đình trong việc bảo vệ tài chính, bảo vệ nguồn thu nhập. Chuyên gia khuyên rằng, dịp Tết là lúc nên xem xét tham gia bởi thuận lợi về tài chính và rủi ro cũng dễ xảy ra hơn bình thường
(VNF) - Năm 2025 được kỳ vọng sẽ đánh dấu giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Theo dự báo từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong năm 2025 dự kiến tăng 3%, trong khi nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế được ước tính tăng 5,4% so với năm 2024.
(VNF) - Với mong muốn phục vụ khách hàng và đội ngũ đại lý tốt hơn, Manulife vừa chính thức khai trương văn phòng MClass Saigon thuộc tòa nhà LIM Tower (9-11 Tôn Đức Thắng, quận 1).
(VNF) - Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường quy hoạch quan trọng của Hà Nội, nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3, có vai trò kết nối các khu vực nội đô với nhau, giảm tải giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.