Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ) mới đây công bố báo cáo cho biết Trung Quốc gần đây đã bắt đầu triển khai các tàu từ đá Xubi, cách đảo Thị Tứ khoảng 12 hải lý trên Biển Đông. Đội tàu bao gồm các tàu hải quân, tàu hải cảnh và hàng chục tàu đánh cá.
Theo báo cáo của AMTI, ít nhất 24 tàu có mặt gần đảo Thị Tứ vào ngày 3/12/2018. Con số này tăng lên 95 vào ngày 20/12 rồi giảm xuống còn 42 chiếc hôm 26/1.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Jianghu-V và tàu hải cảnh thuộc lớp Zhaoduan ngoài khơi đảo Thị Tứ vào ngày 20/12/2018, thời điểm số lượng tàu tăng cao nhất với 95 tàu.
Báo cáo cũng cho thấy chiến hạm Trung Quốc khi đó chỉ cách chiến hạm BRP Ramon Alcaraz của hải quân Philippines 7 hải lý.
Theo AMTI, việc rút bớt số tàu cho thấy “Trung Quốc đành phải theo chiến thuật theo dõi kết hợp dọa nạt, sau khi số lượng lớn tàu được điều tới ban đầu đã không thể buộc Manila dừng việc xây dựng”.
Đảo Thị Tứ (Philippines gọi là đảo Pag-asa) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các quốc gia khác trong tranh chấp Biển Đông cũng đòi chủ quyền đối với đảo Thị Tứ gồm Trung Quốc và Philippines.
Chính quyền Philippines hồi tháng 4/2017 tuyên bố bắt đầu xây dựng cầu tàu trên đảo Thị Tứ, nhằm giúp các tàu nước này đưa vật liệu xây dựng tới tu sửa đường băng trên đảo. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm ngoái, nhưng Manila cho biết tiến độ bị trì hoãn bởi thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên AMTI cho rằng các hoạt động của Trung Quốc cũng làm chậm quá trình xây dựng.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana dự đoán cầu tàu trên đảo Thị Tứ sẽ được hoàn tất trong quý đầu năm nay.
Việt Nam từng nhiều lần khẳng định mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền và bất hợp pháp. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở hai quần đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong khi tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp, Việt Nam đề nghị các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình hay mở rộng tranh chấp.
Xem thêm >> [Chính khách tuổi Hợi] Justin Trudeau: Thủ tướng trẻ thứ hai trong lịch sử Canada
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.