'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo bất động sản công nghiệp của Savills, trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam đón nhận 1.145 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký đạt 7,5 tỷ USD, tăng 95% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực chế biến chế tạo nhận được sự chú ý nhất của các nhà đầu tư, chiếm 71% tổng lượng vốn FDI đăng ký mới.
Tính theo địa phương, Hải Phòng và Hà Nội là nơi thu hút tốt nhất, chiếm 30% tổng vốn, theo sau là Bình Dương (9%) và Đồng Nai (8%).
Các tập đoàn khu vực Đông Á vẫn duy trì vị thế dẫn đầu về lượng vốn đầu tư. Trong đó, Hàn Quốc là nước có số vốn đầu tư lớn nhất - đạt 4 tỷ USD, chiếm 35% tổng lượng FDI đăng ký vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Nhật Bản và Singapore theo sau với số vốn đăng ký lần lượt là 1,2 tỷ USD và 1,1 tỷ USD.
Nắm bắt xu thế mở rộng nhanh chóng đó của thị trường, các nhà phát triển khu công nghiêp trong nước cũng như quốc tế đều gia tăng phát triển các khu công nghiệp mới.
Điển hình là Becamex IDC với khu công nghiệp quy mô 4.600 ha tại Bình Dương, VSIP (Dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore) với khu công nghiệp 750 ha tại Nghệ An hay Atama (Thái Lan) lập khu công nghiệp 410 ha tại tỉnh Đồng Nai vv…
Tính chung 6 tháng đầu năm, đã có thêm 6 khu công nghiệp mới đi vào hoạt động, cung ứng thêm 700 ha diện tích đất cho thuê. Còn tính từ trước đến nay, tổng cộng đã có 218 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích phát triển 59.700 ha và tổng nguồn cung cho thuê đạt 41.000 ha.
Dự kiến trong tương lai, sẽ có thêm 16 khu công nghiệp nữa đi vào hoạt động, cung ứng thêm 18.600 ha diện tích cho thuê.
Mặc dù nguồn cung tăng lên khá nhanh như vậy nhưng sức cầu còn lớn hơn. Theo Savills, công suất cho thuê trung bình tại các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt 70%, cao hơn 3 điểm phần trăm so với thời điểm đầu năm. Đặc biệt tại Hải Phòng, Nomura và Nam Cầu Kiên là hai khu công nghiệp có công suất cho thuê đạt tới 90 – 100%, cao nhất cả nước.
Trong nửa đầu năm 2016, đã có thêm 1.425 ha diện tích khu công nghiệp được thuê mới. Con số này đưa tổng diện tích khu công nghiệp được thuê lên 28.500 ha, tăng 5% so với cuối năm 2015.
Điều này được đánh giá là giúp các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp hưởng lợi lớn. Chẳng hạn như Tập đoàn Sembcorp Industries với dự án Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), hiện diện tại 6 tỉnh thành đã thu hút được 9 tỷ vốn đầu tư từ hơn 600 doanh nghiệp thuộc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hay như Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID) cũng thu hút được Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) đầu tư 31,4 triệu USD và hai dự án khác của các công ty Nhật Bản khác là Gunze Limited và T.D.S Limited, với tổng vốn đầu tư của hai dự án là 12 triệu USD vào Khu công nghiệp Đồng Văn 2.
Nhưng đáng kể nhất có lẽ là Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng Viglacera. Chẳng những thu hút được 3 tỷ USD từ Samsung Display Việt Nam nhờ Khu công nghiệp Yên Phong mà đơn vị này còn cho thấy có thể gặt hái mức lãi lớn từ bất động sản công nghiệp như thế nào.
Báo cáo tài chính hơp nhất quý III/2016 của Viglacera cho thấy, lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của công ty đạt 5.701 tỷ đồng, (giảm 100 tỷ so với cùng kỳ năm 2015) nhưng lợi nhuận sau thuế lại đạt tới 454,9 tỷ (tăng hơn 144 tỷ so với cùng kỳ năm 2015). Trong đó riêng mảng hợp đồng cho thuê khu công nghiệp đã mang lại 38,5% lợi nhuận.
Nhận ra tiềm năng lợi nhuận dồi dào đó, hiện Vigalacera đang đầu tư lớn vào một loạt dự án như Khu công nghiệp và đô thị Yên Phong, Khu công nghiệp Phú Hà, Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh giai đoạn I và II, Khu công nghiệp Đông Mai, Khu công nghiệp Phong Điền.
Với tốc độ đầu tư như hiện nay, cơ hội sinh lời từ bất động sản công nghiệp đang khá mở rộng. Những dự án mà Viglacera đang đầu tư mở rộng hiện nay trong tương lai sẽ là con gà đẻ trứng vàng cho công ty.
Tuy vậy, để tăng cường hơn nữa lợi nhuận, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam nhận định, nhà đầu tư đánh giá cao việc kết nối nhà xưởng với các trục giao thông chính, lưu thông vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
Vì thế, để thu hút nhà đầu tư hơn nữa và tăng tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp, các địa phương cũng cần tìm giải pháp để kích các khu đô thị nhà ở, thương mại để thu hút người dân về sinh sống và tạo thêm các giá trị gia tăng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.