Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, tổ công tác sẽ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là tổ phó.
Thành viên của tổ công tác gồm: Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổ công tác cũng có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương; tham mưu, kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan... (Xem thêm)
Nói với VietnamFinance, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty Sohovietnam - đơn vị chuyên tư vấn M&A bất động sản, cho biết: “Thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản liên hệ với chúng tôi để nhờ bán tài sản. Hầu hết là những doanh nghiệp quy mô lớn”.
Ông Cần cho biết nhiều dự án từ khu đô thị, khu công nghiệp cho đến tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, dự án chưa xây hoặc đang xây dở dang, hoặc tài sản đang vận hành... đều được nhờ bán với giá trị tài sản từ 100 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Cần cho hay số lượng người có tiền đi “săn” dự án không nhiều. Hơn nữa, những dự án họ chọn đều phải có pháp lý sạch sẽ, có tiềm năng trong tương lai, vị trí phải đẹp và giá phải giảm.
“Các tài sản như tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà phố, khu căn hộ cho thuê… vị trí phải cực đẹp và giá rẻ thì may ra giờ mới bán được”, Chủ tịch Sohovietnam nói và cho biết trong quá trình thương lượng, giá bán giảm khoảng 15% - 20%. Đa số khách hàng là nhà đầu tư trong nước, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30%.
Thực tế hiện nay, theo ông Cần, những dự án có hồ sơ pháp lý đầy đủ thì chủ đầu tư đã ra hàng từ năm 2020-2021, có một số ít 20% - 30% dự án hiện có tính pháp lý đầy đủ, còn đa phần là dự án pháp lý đang dở dang. (Xem thêm)
UBDN tỉnh Quảng Ninh ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định số 3937/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 về việc chấp thuận chủ trương dự án khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Habor City – phân khu 2 tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.
Nguyên do là dự án được chấp thuận chủ trương trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 và quy hoạch phân khu khu đô thị Cái Rồng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2667/QĐ-UBND ngày 19/10/2012.
Sau khi điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 266/QĐ-TTg ngày 17/2/2020 và điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Cái Rồng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3693/QĐ-UBND ngày 24/9/2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, lập, điều chỉnh hoặc thu hồi các quy hoạch chi tiết được phê duyệt trước đây để đảm bảo tuân thủ, phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được phê duyệt.
Ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án trên. Qua rà soát, đối chiếu chủ trương đầu tư của dự án với điều chỉnh quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì diện tích sử dụng đất, quy mô, ranh giới thực hiện dự án không còn phù hợp. Do vậy, UBND tỉnh Quảng Ninh nhận thấy cần thiết phải thu hồi, hủy bỏ để thực hiện lại thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án, đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành.
Trước động thái của UBND tỉnh Quảng Ninh, CEO Group cũng đã có văn bản giải trình với cổ đông. (Xem thêm)
UBND thành phố Hà Nội vừa trả lời các cử tri quận Hai Bà Trưng về dự án Nam Đại Cồ Việt do Công ty Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư trên địa bàn quận.
Cụ thể, theo các cử tri quận Hai Bà Trưng, dự án Nam Đại Cồ Việt do Công ty Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư vẫn chưa được triển khai dù đã được phê duyệt từ rất lâu. Do đó, các cử tri đã đề nghị thành phố Hà Nội cần sớm có chủ trương chỉ đạo giải quyết đối với dự án này, đồng thời xem xét về giá đền bù quá thấp so với dự án thương mại và thời hạn của dự án.
Về nguyên nhân chậm triển khai và công tác giải phóng mặt bằng, UBND thành phố cho biết dự án chậm tiến độ một phần do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong tổng số 21.204m2 đất dự án còn khoảng khoảng 15.053m2 (chiếm 71% diện tích) chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Theo UBND thành phố, nguyên nhân do không nhận được sự đồng thuận của người dân và nhà đầu tư chậm ứng kinh phí giải phóng mặt bằng.
Về việc tiếp tục triển khai dự án, UBND thành phố cho biết tiến độ thực hiện dự án đã hết (quý IV/2020). Nhà đầu tư đã đề xuất điều chỉnh tiến độ dự án để tiếp tục triển khai tuy nhiên, UBND thành phố nhận được kiến nghị của một số công dân liên quan đến dự án.
Ngoài ra, dự án liên quan đến vụ án của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra. Do vậy, thành phố cho biết việc xem xét phương án xử lý đối với dự án cần được tiến hành thận trọng, chặt chẽ trên cơ sở kết luận của Cơ quan điều tra. (Xem thêm)
Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đã đề nghị dự thảo luật nên nghiên cứu bổ sung hình thức quyền sử dụng đất ở có thời hạn. Theo ông Thịnh, việc nhà nước giao, chứng nhận quyền sử dụng đất ở có thời hạn sẽ đem lại nhiều lợi ích. Cụ thể, đối với các dự án có quyền sử dụng đất ở có thời hạn, quy định này sẽ hạn chế đầu cơ đất phân lô, bán nền mà khuyến khích đầu tư vào giá trị của tài sản trên đất. Cùng với đó sẽ kéo giảm giá đất ở.
Cũng theo ông Phạm Văn Thịnh, với việc bổ sung quy định này thì quỹ đất và quyền sở hữu của Nhà nước sẽ không mất đi mà ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình được thuận lợi, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo chỗ ở cho người dân phù hợp với thu nhập của từng đối tượng.
"Đây chắc chắn sẽ là xu thế bắt buộc nếu Nhà nước muốn đạt được mục tiêu đưa đất đai trở lại vai trò chính là tư liệu sản xuất mà không phải là hàng hóa đầu cơ ưa thích, liên tục tăng giá hàng thập kỷ và mục tiêu đảm bảo đáp ứng được chỗ ở cho mọi người dân phù hợp với mức thu nhập của mình", ông Thịnh nhấn mạnh.
Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng nếu bổ sung quy định này thì vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng trên 90.000 căn hộ khách sạn condotel, biệt thự du lịch, nhà phố thương mại, văn phòng lưu trú, officetel, căn hộ du lịch, căn hộ thương mại sẽ được tháo gỡ, tài sản của hàng vạn nhà đầu tư sẽ chính danh và có tính thanh khoản.
"Nhà nước không chỉ tháo gỡ vướng mắc cho nhân dân mà còn tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế, hạn chế hình thành nợ xấu, giảm thiểu rủi ro trong thị trường tài chính, một mũi tên nhưng trúng nhiều đích", ông Thịnh nói. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.