Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bên hành lang Quốc hội chiều 8/6, Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ đã chia sẻ với báo giới một số thông tin liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, ông Huệ cho biết trong 13 chứng chỉ an toàn thì dự án Cát Linh - Hà Đông đã đạt được 12 chứng chỉ, còn chứng chỉ cuối cùng phải chờ dự án chạy thực tế mới đánh giá được. Dự án phải chạy được thì tư vấn Pháp mới có thể thực hiện đánh giá.
Liên quan đến thông tin Tổng thầu Trung Quốc có yêu cầu phía Việt Nam chi thêm 50 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng) để chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Vương Đình Huệ cho rằng chủ đầu tư dự án là Bộ Giao thông vận tải và đó là trao đổi giữa Tổng thầu Trung Quốc và Bộ Giao thông vận tải, bản thân ông Huệ không nắm rõ về việc này.
Nói về các vướng mắc hiện nay của dự án, Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết vướng mắc lớn nhất là thiếu các chuyên gia phía Tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là vướng mắc không chỉ của riêng dự án này mà của tất cả các dự án có chuyên gia nước ngoài làm việc.
"Khi các chuyên gia sang, Hà Nội sẽ bố trí nơi cách ly tập trung theo đúng quy định, hết thời gian cách ly nếu kết quả kiểm tra dịch tễ tốt thì các chuyên gia sẽ trở lại làm việc bình thường. Hiện nay, một số đại sứ mong muốn chuyên gia của họ sang, thành phố bố trí nơi cách ly có điều kiện tốt như khách sạn, tất nhiên tự họ lo chi phí", ông Huệ nói.
Ngoài ra, theo ông Huệ, vướng mắc về cơ chế thanh toán và liên quan tới việc thực hiện kết luận kiểm toán dự án cũng ảnh hưởng tới tiến độ dự án. Cơ chế tài chính giao cho dự án như thế nào hiện nhiều điểm cơ quan kiểm toán vẫn chưa kết luận dứt khoát.
Bí thư Hà Nội bày tỏ quan điểm dự án khai thác sớm được ngày nào thì tốt cho Hà Nội ngày đó, vì thế Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải, lập Tổ công tác liên ngày để gỡ vướng dự án.
"Tổ công tác sẽ trình phương án tổng thể lên Bộ Giao thông vận tải, việc gì liên quan tới Hà Nội thì Hà Nội sẽ giải quyết, việc gì vượt thẩm quyền sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ", Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ thông tin.
Nói về mốc thời gian cụ thể để đưa dự án vào vận hàn, khai thác, Bí thư Vương Đình Huệ nhắc lại việc Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phấn đấu đưa dự án vào vận hành trong năm 2020.
"Bản thân Hà Nội mong muốn dự án hoàn thành, khai thác càng sớm càng tốt và trước tháng 10 càng tốt. Hiện Tổ công tác giữa Bộ Giao thông vận tải và Hà Nội chưa có báo cáo cuối cùng về tiến độ dự án này", ông Vương Đình Huệ nói.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05 km, gồm 12 ga và 1 khu depot. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 8.770 tỷ đồng (552,86 triệu USD); tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỷ đồng (868,04 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD). Dự án được khởi công tháng 10/2011, kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác thương mại trong quý II/2019. Dù vậy, đến nay, dự án vẫn liên tục trễ hẹn và chưa biết bao giờ mới có thể vận hành thương mại. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.