Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải cho biết dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông hiện đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Các công việc còn lại chủ yếu là hoàn thiện hiện trường, mỹ quan, chỉnh sửa 1 số thiết bị để chuẩn bị cho vận hành thử toàn hệ thống; chỉnh sửa, hoàn thiện Hồ sơ hoàn công để phục vụ công tác nghiệm thu, bàn giao dự án.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến nay các nhân sự của Tổng thầu, Tư vấn giám sát (TVGS), Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (Tư vấn ACT của Pháp) vẫn chưa thể sang Việt Nam tiếp tục thực hiện dự án.
Theo Bộ Giao thông vận tải, tại cuộc họp trực tuyến ngày 12/5/2020 với Tổng thầu EPC, Tổng giám đốc EPC Tiêu Vu Thái cho biết hiện tại Tổng thầu đang gặp khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là việc thanh toán cho các nhà sản xuất, nhà thầu phụ.
Cũng tại cuộc họp này, Tổng thầu EPC đã kiến nghị chủ đầu tư thanh toán cho Tổng thầu 50 triệu USD trước khi thực hiện vận hành thử toàn hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao chính thức dự án.
Bộ Giao thông vận tải cho biết đây là giá trị đã hoàn thành mà Tổng thầu đang hoàn thiện các thủ tục đề nghị chủ đầu tư tiếp tục giải ngân thanh toán trong phần giá trị còn lại của hợp đồng EPC, không phải là chi phí phát sinh tăng thêm của hợp đồng.
Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay, Ban quản lý dự án Đường sắt đã thanh toán cho Tổng thầu khoảng 80% giá trị hợp đồng EPC, phần còn lại khoảng 20%.
Trên cơ sở ý kiến của Tổng thầu, Ban quản lý dự án Đường sắt ghi nhận những khó khăn về tài chính của Tổng thầu, tuy nhiên, việc Tổng thầu đề nghị thanh toán như trên là chưa phù hợp với các điều khoản thanh toán của Hợp đồng EPC và các phụ lục hợp đồng đã ký.
Ban quản lý dự án Đường sắt cho biết sẽ thực hiện thanh toán cho Tổng thầu theo các quy định của Hợp đồng và các quy định của pháp luật liên quan. Đồng thời đề nghị các bên tiếp tục căn cứ vào các điều khoản hợp đồng để tiếp tục trao đổi với Tổng thầu dự án khẩn trương triển khai các công việc thực hiện tiếp theo.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05 km, gồm 12 ga và 1 khu depot. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 8.770 tỷ đồng (552,86 triệu USD); tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỷ đồng (868,04 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD). Dự án được khởi công tháng 10/2011, kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác thương mại trong quý II/2019. Dù vậy, đến nay, dự án vẫn liên tục trễ hẹn và chưa biết bao giờ mới có thể vận hành thương mại. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.