Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội vào sáng 6/11 liên quan đến vấn đề phát triển các mạng xã hội trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong 2 năm gần đây, các mạng xã hội Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng.
Cụ thể, năm 2018, các mạng xã hội Việt Nam có 47 triệu tài khoản, bằng 50% so với các mạng lớn của nước ngoài như Facebook và Youtube. Đến nay, số lượng đã tăng lên 96 triệu tài khoản, từng bước đạt được thế cân bằng với 2 mạng xã hội nói trên.
Cũng theo Bộ trưởng Hùng, hiện cơ quan chức năng đã cấp phép trên 800 mạng xã hội Việt Nam, tập trung chủ yếu ở thị trường ngách. Các mạng xã hội Việt Nam đều được xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân, theo cơ chế thị trường và không sử dụng ngân sách nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò hỗ trợ về truyền thông, tháo gỡ cơ chế chính sách.
Lấy dẫn chứng về mạng xã hội Lotus có gần 3 triệu tài khoản, mạng Gapo gần 6 triệu tài khoản, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các mạng xã hội đánh vào thị trường ngách có 5-10 triệu tài khoản là cao.
"Các mạng xã hội trong nước phát huy thế mạnh về nền tảng dịch vụ chuyên ngành để phát triển thị trường ngách và xây dựng mạng xã hội chuyên biệt, đa dịch vụ và kết hợp với thanh toán qua di động, để tạo ra một hệ sinh thái số Việt Nam, đáp ứng yêu cầu người sử dụng", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Thời gian tới, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mạng xã hội trong nước theo hướng chiếm lĩnh các thị trường ngách và đặc biệt là các mạng xã hội thế hệ mới với 4 đặc điểm khác biệt với Facebook.
Cụ thể, thứ nhất, mạng xã hội là nền tảng, do vậy sẽ chia sẻ doanh thu với người dùng; thứ hai, có công cụ chặn lọc ngay từ đầu, đảm bảo một nền tảng sạch; thứ ba, công khai thuật toán với người dùng; thứ tư, cho phép phát triển các nền tảng con trên nền tảng mẹ để có thể phát triển các cộng đồng nhỏ mang tính văn hóa riêng biệt.
“Việt Nam là một trong số không nhiều nước trên thế giới có các mạng xã hội nội địa tương đương với mạng xã hội nước ngoài”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu về việc Việt Nam triển khai mạng 5G có chậm trễ hay không, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định là không chậm. Cụ thể, năm 2019 Việt Nam đã thử nghiệm kỹ thuật; năm 2020 thử nghiệm thương mại, bắt đầu kinh doanh có thu phí và 2021 sẽ triển khai diện rộng.
Cũng theo Bộ trưởng Hùng, công nghệ 2G được Việt Nam áp dụng cùng nhịp với thế giới, từ giai đoạn 1992. Tuy nhiên, đến công nghệ 3G và 4G, chúng ta đi chậm hơn thế giới 7-8 năm, xếp hạng 108 vào năm 2017 và đến nay lên hạng 17.
Với công nghệ 5G, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết việc triển khai sẽ tận dụng 70% hạ tầng công nghệ cũ, tiến hành theo từng giai đoạn. Ngoài ra, các nhà mạng cũng sẽ tắt công nghệ 2G và 3G để giảm tải, sử dụng thiết bị 5G của Việt Nam nên hạn chế được chi phí.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.