Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 22/7, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã có công văn đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Đắk Nông và các cơ quan liên quan triển khai dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện.
Được biết, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 140km; đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông (38km từ Gia Nghĩa đến ranh giới 2 tỉnh Đắk Nông - Bình Phước), tỉnh Bình Phước (102km từ ranh giới 2 tỉnh Đắk Nông - Bình Phước đến Chơn Thành).
Đoạn cao tốc có điểm đầu tại khu vực thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, điểm cuối tại thị xã Chơn Thành tỉnh Bình Phước, kết nối với điểm đầu của cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) và điểm cuối của cao tốc TP. HCM - Chơn Thành.
Tuyến đường này có quy mô quy hoạch 6 làn xe nhưng theo sơ bộ tính toán trường hợp phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe bề rộng 17m (tương tự quy mô phân kỳ của Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, 2021 - 2025 và một số dự án đường cao tốc khác đang triển khai), vận tốc thiết kế 80 - 100km/h, tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD).
Trước đó, vào đầu tháng 5/2022, liên danh Vingroup - Techcombank đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.
Theo đó, liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không được phê duyệt, liên danh này cam kết chịu mọi chi phí liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư công trình.
Đến cuối tháng 5/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chấp thuận giao liên danh Vingroup - Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Vingroup và Techcombank có trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.
Chi phí lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sẽ được xác định trên cơ sở dự toán được thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư dự án theo quy định.
Vingroup và Techcombank có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện công tác lập, thẩm định trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
Bộ Giao thông Vận tải giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh hướng dẫn liên danh Vingroup - Techcombank hoàn thiện các thủ tục lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án, rà soát, trình thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP theo đúng quy định.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.