'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại cuộc làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng sáng nay (12/7), ông Vũ Tiến Lộc cho biết thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, tất cả các bộ ngành liên quan đều phải xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh với mục tiêu cắt giảm tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh hiện có.
Tuy nhiên cho đến tháng 6/2018, mới chỉ có Nghị định về cắt giảm các điều kiện kinh doanh thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương là đã được ban hành, còn các hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của các Bộ khác vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Cụ thể, các Bộ đang xây dựng nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh gồm: Nông nghiệp, Xây dựng, Tài chính, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nhà nước.
Các Bộ có phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thông qua Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng là: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp.
“Còn lại các Bộ khác đang làm gì, làm tới giai đoạn nào, giải pháp cắt giảm có phù hợp không thì doanh nghiệp không có thông tin”, ông Lộc nói.
Theo ông Lộc, dù đã có những bước tiến nhưng chất lượng đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh thì chưa đồng đều, “có tình trạng chạy theo con số, mang tính đối phó, không thực chất”.
Cụ thể, một số điều kiện được đơn giản hóa trong các phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh được tính là cắt, giảm đơn giản hóa nhưng thực chất các đề xuất cắt giảm này không có nhiều ý nghĩa, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp cũng không đơn giản hơn là mấy.
Một số điều kiện được đề xuất bãi bỏ, song không đi vào cốt lõi. Bên cạnh đó, tính cải cách trong các phương án rà soát chưa thực sự triệt để. Phần lớn đề xuất trong các phương án mới chỉ dừng lại việc xem xét các điều kiện kinh doanh hiện hành ở trong nghị định.
Các kiến nghị cũng chủ yếu xoay quanh sửa đổi, bổ sung nghị định mà chưa mở rộng đánh giá các điều kiện kinh doanh chứa đựng trong Luật.
“Đây được xem là một hạn chế không hề nhỏ trong hoạt động rà soát. Bởi vì, nghị định chỉ là văn bản chi tiết hóa các điều kiện đã có trong luật, dù sửa như thế nào cũng không thể vượt qua được luật. Trong khi, rất nhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý có trong luật cần được đánh giá để bãi bỏ hoặc sửa đổi. Điều này khiến tính cải cách trong các phương án rà soát chưa thực sự triệt để”, ông Lộc nhận xét.
Do đó, Chủ tịch VCCI đề xuất trong nội bộ từng bộ, đề nghị các Bộ trưởng không giao cho các Vụ, Cục đang thực hiện nhiệm vụ cấp phép được đồng thời là cơ quan chủ trì soạn thảo phương án hay chủ trì soạn thảo các nghị định, thông tư cải cách cấp phép này.
“Những đơn vị nào đang cấp phép thì sẽ không có động lực và sẽ tìm cách này, cách khác giữ lại quyền của mình. Quy định cải cách cần giao cho các đơn vị độc lập, chịu trách nhiệm trước bộ trưởng và chủ động tham vấn những vấn đề chuyên môn của các cơ quan khác”, ông Lộc nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Lộc cũng đề nghị các phương án cải cách cần mang tính triệt để. Các Bộ cần mở rộng đánh giá các điều kiện kinh doanh chứa đựng trong luật, để có phương án sửa đổi hoặc bãi bỏ những điều kiện kinh doanh bất hợp lý.
Ngoài ra, khi soạn thảo phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh, các Bộ cần tích cực tham vấn VCCI và các hiệp hội liên quan.
Về cải cách kiểm tra chuyên ngành, ông Vũ Tiến Lộc cho hay kết quả cải cách vẫn chưa được như mong đợi. Ví dụ, về việc giảm số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, trên thực tế, cho đến nay mới chỉ có khoảng 6% các mặt hàng được đưa ra khỏi diện phải kiểm tra chuyên ngành.
Về việc làm rõ các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, cho tới nay trong số 164 Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì có tới 63 Danh mục chưa được các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành chính thức, chưa chỉ rõ mã HS từng mặt hàng, hoặc có mã HS chưa phù hợp (chiếm tới 36% số Danh mục).
Về thời gian cho kiểm tra chuyên ngành, mặc dù có nhiều cải cách về thủ tục, tới nay thời gian kiểm tra chuyên ngành trung bình vẫn là 76 giờ/thủ tục, cao hơn xấp xỉ 3 lần so với các nước ASEAN-4.
Thực tế đánh giá của doanh nghiệp về kiểm tra chuyên ngành (theo rà soát sơ bộ vào tháng 6/2018 của VCCI đối với Danh mục hàng hóa, thủ tục hành chính về quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo đề nghị của Tổng cục Hải quan) cũng cho thấy vẫn còn những bất cập lớn trong lĩnh vực này.
Cụ thể, nhiều hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn chưa rõ ràng về các loại hàng hóa phải thực hiện kiểm tra (không có Danh mục hàng hóa cụ thể phải kiểm tra).
Một số biện pháp quản lý về an toàn thực phẩm còn chưa áp dụng theo cơ chế quản lý mới (trong khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP, văn bản cơ sở cho vấn đề này, đã có những thay đổi căn bản về cơ chế quản lý về an toàn thực phẩm của các sản phẩm hàng hóa).
Bên cạnh đó, có sự chồng lấn và thiếu rõ ràng về cơ chế quản lý về an toàn thực phẩm với hoạt động kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật; chưa có sự đồng bộ trong quy trình vận hành giữa các hoạt động kiểm tra chuyên ngành (liên quan tới kiểm tra chất lượng hàng hóa)
Việc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành cũng chưa được nhiều cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành áp dụng, dẫn đến tình trạng gần như tất cả các lô hàng đều bị kiểm tra, kể cả các trường hợp rủi ro vi phạm rất thấp
Công tác xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành (giao cho các tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành về chuyên môn) mới chỉ được một số Bộ quản lý chuyên ngành triển khai gần đây.
Để giải quyết các vướng mắc trên, Chủ tịch VCCI đề xuất cần xây dựng các Danh mục hàng hóa cụ thể thuộc diện phải kiểm soát ở từng lĩnh vực với nguyên tắc áp dụng theo kiểu loại trừ: hàng hóa chưa được nêu cụ thể trong Danh mục nào phải được đương nhiên xuất-nhập khẩu mà không cần làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Đối với việc kiểm soát về an toàn thực phẩm, cần thiết kế lại toàn bộ theo quy trình mới theo tại Nghị định 15. Đối với việc kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, cần thiết kế quy trình để đảm bảo doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một thủ tục tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ngoài ra, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành, theo đó việc chuyên ngành chỉ thực hiện đối với các trường hợp có nguy cơ cao, đồng thời cần phân loại hàng hóa để chuyển việc kiểm tra chuyên ngành một số loại hàng hóa từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
“Xóa bỏ tình trạng độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp. Theo đó cần có cơ chế để tất cả các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đáp ứng năng lực chuyên môn đều có thể tham gia vào hoạt động kiểm tra chứng nhận sự phù hợp của các sản phẩm hàng hóa, tránh tình trạng chuyển độc quyền kiểm tra chuyên ngành từ “một cơ quan quản lý chuyên ngành” sang “một/một số tổ chức chứng nhận sự phù hợp”, ông Lộc nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.