'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Viết Huy cho biết: Theo kế hoạch, Chính phủ chốt thời điểm 31/12/2019 phải hoàn thành dự án. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng gia hạn đến 31/12/2020.
Đến thời điểm 31/12/2019, Bộ GTVT đã hoàn thành giai đoạn 1, cụ thể là 40 trạm. Tuy nhiên, vướng mắc nhất là các dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) không tìm được nguồn vốn triển khai.
"Lý do vì dự án án của VEC vay vốn ODA, hiện Hiệp định vay vốn đã kết thúc. Lý do thứ hai là do VEC đã chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước, việc triển khai cũng khó khăn hơn", ông Huy nói.
Còn về giai đoạn 2 của dự án có 33 trạm. Theo kế hoạch, sau khi Thủ tướng điều chỉnh Quyết định 18, liên danh nhà đầu tư giai đoạn 2 sẽ thành lập được doanh nghiệp dự án để sắp tới ký hợp đồng triển khai các trạm này. Hiện công tác khảo sát, thiết kế 33 trạm này đã được hoàn thành, khi thành lập được doanh nghiệp dự án sẽ tổ chức thi công ngay.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện tại, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đang rất quan tâm trong việc xây dựng gói thầu thu phí không dừng giai đoạn 2 gồm 33 trạm.
Ông Võ Anh Tâm, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp của Viettel cho biết: "Vừa rồi Quyết định 18 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cho phép Viettel thành lập 1 doanh nghiệp dự án. Tiếp theo, chúng tôi rất nhanh chóng thành lập doanh nghiệp dự án với sự phê duyệt của Bộ Quốc phòng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền".
"Viettel xác định đây là nhiệm vụ Chính phủ giao và mong muốn cung cấp các giải pháp nhanh nhất để hệ thống này nhanh chóng đi vào hoạt động, cung cấp cho người dân những dịch vụ tiện ích nhất".
"Song song với hồ sơ đang làm với cơ quan quản lý nhà nước, hiện chúng tôi đang nghiên cứu những công nghệ mới, áp dụng triển khai và sẵn sàng để năm 2020 hệ thống sẵn sàng vận hành, triển khai", ông Tâm nói.
Liên quan đến số lượng xe gắn thẻ, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, hiện có 800 nghìn phương tiện của các doanh nghiệp, người dân đã gắn thẻ Etag nhưng không sử dụng.
Nguyên nhân ông Quyền đưa ra đó là, phí đường bộ chiếm chi phí đáng kể trong vận tải doanh nghiệp. Đối với phương tiện kinh doanh vận tải đường dài Bắc - Nam, hiện chi phí giao thông, không tính phí bảo trì, chiếm 10-12% doanh thu, chi phí này đứng thứ 2 sau chi phí về nhiên liệu.
Trong khi điều kiện các đơn vị kinh doanh vận tải rất khó khăn, đầu tư mua sắm phương tiện, áp lực lãi vay ngân hàng…, nếu như chúng ta chỉ dùng 1 phương thức như hiện nay là các đơn vị sử dụng đường phải chuyển tiền trước, đồng nghĩa với các doanh nghiệp vận tải phải vay tiền.
Với những doanh nghiệp nhiều xe, đây là số tiền lớn. Một chuyến xe từ phía Nam ra Lạng Sơn, nếu xe lớn thì mất cả chục triệu, với doanh nghiệp có cả trăm đầu xe, số tiền chi cho phí đường bộ trong 1 tháng có thể lên đến hàng tỷ đồng.
"Vì thế, chúng tôi đề xuất nên nghiên cứu 2 phương thức: trả trước như đang làm và trả sau. Trả sau thì có hình thức ký hợp đồng, thông báo tài khoản, xe đi qua cứ tích vào rồi doanh nghiệp vận tải sẽ trả. Làm cách này, doanh nghiệp vận tải có giấy tờ để hạch toán được chi phí đầu vào, như hiện nay không hạch toán được", ông Quyền nói.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết: "Bất cập đầu tiên là đồng vốn do doanh nghiệp tự xoay xở. Chẳng hạn mỗi doanh nghiệp taxi có 2.000 đầu xe, chỉ cần mỗi tài khoản phải nạp khoảng 500 nghìn đồng thì đã phải “giam” 10 tỷ đồng trong ngân hàng. Số tiền này doanh nghiệp phải đi vay và trả lãi suất nhưng vẫn phải nạp cho lái xe để chấp hành quy định".
"Thứ hai, hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều trả lương cho tài xế qua tài khoản. Vấn đề đặt ra là tại sao không tận dụng tài khoản riêng của lái xe kết nối với tài khoản thu phí không dừng? Đồng thời, cần có hướng cho DN trả sau để giải gánh nặng tài chính".
Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Anh Tâm, Tập đoàn Viettel cho biết: Chúng tôi đã thiết kế 2 hệ thống song song trả trước và trả sau, cũng giống như thuê bao di động, như VISA. Mục tiêu của chúng tôi là những doanh nghiệp uy tín, lâu dài thì sẽ chuyển sang trả sau. Tuy nhiên việc này phải có lộ trình. Lộ trình này sẽ phải phụ thuộc vào việc sửa đổi Quyết định 07 của Thủ tướng, quy định rõ với tài khoản trả sau thì việc trả chậm, trả muộn, gian lận hoặc không trả thì như thế nào?
"Chúng tôi tham khảo mô hình ở Singapore, Đài Loan, hệ thống nợ xấu các xe dán thẻ trả sau chiếm 0,6-0,7%, tức là xảy ra nợ xấu rất lớn cho nhà đầu tư BOT. Nếu tính ở Việt Nam, doanh nghiệp thu phí có thể chịu nợ xấu đến vài nghìn tỷ. Vì vậy, chúng ta cần sửa đổi quy định, có chế tài với các xe không dán thẻ vẫn đi vào làn trả trước, có cơ chế xử lý những doanh nghiệp chậm trả tiền. Có chế tài rõ ràng mới có thể giảm được nợ xấu cho doanh nghiệp BOT thu phí", ông Tâm nói
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.