'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trình bày tham luận về phát triển kinh tế số tại diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022), tổ chức ngày 8/12, ông Nguyễn Trung Chính nhận định kinh tế số trên thế giới có tiềm năng lớn nhưng mới chỉ ở mức tiềm năng.
Dẫn số liệu phân tích 12 nền kinh tế được chọn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, các quốc gia này mới chỉ khai thác thành công 30% tiềm năng của nền kinh tế số vào năm 2021.
Cụ thể, quy mô kinh tế số là 586 tỷ USD vào năm 2021 và vẫn còn 1,4 nghìn tỷ USD lợi ích tiềm năng chưa được khai thác. Tại Việt Nam, kinh tế số đóng góp 10% GDP, dự đoán đến 2030, quy mô kinh tế số đạt 3 nghìn tỷ USD.
"Tất cả chính phủ và doanh nghiệp xác định chiến lược kinh tế số. Trong đó, điện toán đám mây là hạ tầng quan trọng. Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó", ông Chính nhấn mạnh.
Phân tích cơ hội cho Việt Nam, ông Chính đánh giá Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghệ, là quốc gia trẻ, có năng lực công nghệ, nền giáo dục công nghệ tốt. Việt Nam có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số...
Tuy vậy, lãnh đạo CMC cũng cho rằng chỉ số sẵn sàng của Việt Nam đang ở mức tiềm năng và nếu muốn thành một "digital hub" thì Việt Nam cần có thêm nhiều trạm kết nối.
Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế số tại Việt Nam, ông Chính cho rằng cần coi hạ tầng Cloud (đám mây) là hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế số. Do đó, cần có chính sách ưu tiên ưu đãi cao nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này như đất đai, thuế, vốn, thủ tục nhanh...
Bên cạnh đó, cần có các chính sách cần khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ trong nước, có thể theo hình thức đặt hàng sử dụng.
Theo ông Chính, việc phát triển nguồn nhân lực số cũng cần có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo đẩy mạnh đào tạo số, xây dựng đại học số giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Cần xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước tích cực tham gia đầu tư vào hạ tầng kinh tế số và xây dựng nền tảng ứng dụng số, cung cấp dịch vụ số đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ số toàn cầu", Chủ tịch CMC nhấn mạnh.
Cũng trình bày tham luận tại diễn đàn, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa thì đưa ra 5 đề xuất để phát triển doanh nghiệp số Việt Nam.
5 đề xuất này gồm: tạo ra các bài toán lớn; xây dựng hệ sinh thái trọng tâm theo ngành, lĩnh vực; thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; hình thành thương hiệu chuyển đổi số quốc gia.
Cũng về vấn đề phát triển doanh nghiệp số, đại diện Viettel thì đưa ra 2 giải pháp. Trong đó, Chính phủ cần có chính sách để tạo dựng thị trường nội địa cho các sản phẩm công nghệ cao, thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao...
Bên cạnh đó, Viettel cũng cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông cần tăng cường các chương trình xúc tiến, hợp tác quốc tế để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.