Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội thảo “Diễn đàn kinh tế 2020: Tích lũy động năng cho chu kì tăng trưởng mới”, ông Nguyễn Đức Cây đánh giá thị trường bất động sản năm 2019 đang theo xu hướng giảm dần.
“Các dự án chậm lại hẳn. TP. HCM năm ngoái ra đời 30 dự án mới, năm nay chỉ có 5 dự án mới thôi. Ở Hà Nội, số căn hộ bán ra năm nay giảm 4.200 căn so với năm ngoái. Điều an ủi là giá bán không tăng. Năm 2020, tôi tin giá cả bất động sản cũng giữ nhịp độ như vậy”, ông Cây nói.
Nhận định về thực trạng pháp lý của thị trường bất động sản, ông Cây cho rằng thị trường hiện đang gặp phải một loạt khó khăn, vướng mắc mà “trung ương phải quan tâm, nếu không thì cơ sở sẽ bế tắc”.
Vướng mắc thứ nhất là các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đang đen xen, chồng chéo, xung đột lẫn nhau.
“Làm theo luật này thì đúng mà chiếu theo luật khác lại sai, xin thưa với các anh là doanh nghiệp bó tay chấm com (botay.com). Doanh nghiệp đụng vào như vậy thì kêu ai đây? Làm theo cái này đúng thì sai với cái kia, trong khi những cơ quan kiểm soát xung quanh doanh nghiệp lại rất nhiều. Thủ tướng yêu cầu mỗi năm không kiểm tra doanh nghiệp quá một đoàn, nhưng giờ vẫn có tình trạng 3 – 4 đoàn đến. Việc này rất tội…”, ông Cây chia sẻ.
Chủ tịch Constrexim HOD cũng cho rằng doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai. “Ta cứ nói công khai, dân chủ, nhưng chúng tôi là người trong ngành bất động sản mà rất nhiều địa chỉ đất vàng có ai biết đâu. Ngày hôm qua ta đi qua vẫn chỉ là bãi đất trống, đến hôm nay đã thấy chuẩn bị dựng lên một tòa nhà cao tầng. Đất đai cần phải công khai để mọi người tiếp cận, như chúng tôi phải được quyền tham gia đấu thầu, đấu giá, nhưng việc đó vẫn chưa được minh bạch”.
Ông Cây cũng chỉ trích công tác lập quy hoạch hiện nay rất lộn xộn. Trung ương quy định 10 năm mới điều chỉnh quy hoạch một lần nhưng địa phương cứ 2 – 3 năm lại sửa. Điều này gây khó khăn cho các dự án hay kế hoạch đang triển khai của doanh nghiệp.
Một bất cập khác được ông Cây chỉ ra là vấn đề giá đất. Theo ông, doanh nghiệp luôn trong tình trạng bị động về phương án giá.
“Một dự án 3 năm mới xong thủ tục pháp lý, nhưng tỉnh, huyện, thành phố không ai nói trước với tôi là miếng đất này giá mấy đồng. Sau khi giải quyết hết hồ sơ rồi, thiết kế rồi, phê duyệt rồi, các địa phương mới ngã mũ ra để xác định giá đất. Lúc đó họ đưa ra hệ số 1, hệ số 2, hệ số 3, lại còn hệ số ngoại giao, nếu không đạt được những hệ số đó thì giá đất có thể làm cho doanh nghiệp chững lại, không làm được.
“Cái người ta lẽ ra phải biết từ đầu để tính giá cho gói sản phẩm thì lại không được biết, đến lúc chót mới đưa ra đo ván doanh nghiệp. Tôi cho rằng đó là chuyện không bình thường”, ông Cây phân tích.
Người đứng đầu Constrexim HOD cũng chỉ ra điểm hạn chế của lực lượng thanh tra. Ông cho biết mỗi địa phương đều có 4 đơn vị theo dõi chặt chẽ hoạt động xây dựng – bất động sản gồm: Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và thanh tra.
“Thanh tra có quyền đặc biệt nhưng họ lại không tổng hợp được ý kiến của các sở ngành khi ra quyết định cấp phép, ra quyết định phê duyệt quy hoạch, ra quyết định đầu tư. Đây là vướng mắc mà không giải quyết được thì kinh doanh bất động sản sẽ còn tiếp tục mắc mớ”, ông Cây nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.