Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE) ghi nhận doanh thu thuần 2.045 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu, mảng hạ tầng điện nước tăng gần 3 lần lên 1.445 tỷ đồng, đóng góp 70% tổng doanh thu, chủ yếu nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi và giá bán điện CGM tăng; mảng bất động sản gần như đi ngang, còn lại mảng cơ điện lạnh sụt giảm tương đối mạnh, từ 568 tỷ đồng về gần 350 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, REE báo lãi sau thuế 955,3 tỷ đồng, tăng gấp hai lần thực hiện quý I/2021, trong đó lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ là 693,3 tỷ đồng, tăng trưởng 67%. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 22% chỉ tiêu doanh thu và 33% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Trong báo cáo gần nhất, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho rằng với vị thế là nhà thầu cơ điện hàng đầu, REE được hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư công, hạ tầng mạnh mẽ của Việt Nam. Theo đó, sau khi giảm mạnh từ đợt dịch năm ngoái, VND kỳ vọng lợi nhuận ròng của mảng cơ điện sẽ tăng trưởng 165% cùng kỳ trong năm 2022 nhờ giá trị backlog ký mới 3.757 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hiện REE sở hữu 7 tòa nhà cho thuê văn phòng với tỷ lệ lấp đầy cao, kỳ vọng đóng góp khoảng 22% cho lợi nhuận ròng trong năm 2022. Hơn nữa, mảng cho thuê văn phòng sẽ có thể đạt mức tăng trưởng tốt hơn từ 2023 khi E.town 6 đi vào hoạt động.
REE cũng đang sở hữu danh mục các nhà máy điện với tổng công suất ước tính đạt 1.005 MW, bao gồm thủy điện (chiếm tỷ trọng 52,1%), điện than (29,1%), và năng lượng tái tạo (18,8%). Doanh nghiệp hướng tới mở rộng danh mục điện mặt trời mái nhà lên 500 MW trong năm 2024.
Dự kiến năm nay, REE đưa vào hoạt động 3 nhà máy điện gió mới với tổng công suất 102MW, tạo động lực tăng trưởng lớn cho lĩnh vực này. Cùng với đó, REE sở hữu danh mục nước gồm 4 công ty xử lý và 4 nhà phân phối, mảng dự kiến sẽ có tăng trưởng lợi nhuận ổn định khoảng 8% cùng kỳ giai đoạn 2022-2023.
VND nhận định trên thị trường, đợt giảm giá vừa rồi đã đưa REE trở lại vùng hợp lý để tích lũy. Công ty chứng khoán này tin rằng mức giá mục tiêu 98.300 đồng/cổ phiếu (tương ứng triển vọng tăng giá 18,5%) sẽ thích hợp để đầu tư vào một cổ phiếu phòng thủ như REE. Từ đó, khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu này.
Tiềm năng tăng giá của REE gồm có sản lượng thủy điện cao hơn dự kiến; chính sách giá cụ thể cho năng lượng tái tạo được ban hành; hoạt động đầu tư công sôi động trở lại. Ở chiều ngược lại, rủi ro giảm giá đến từ biên lợi nhuận cơ điện lạnh tiếp tục giảm do vật giá tăng; giá hàng hóa thế giới giảm lâu hơn dự kiến và việc tăng giá nước tại Hà Nội không được phê duyệt do những lo ngại lạm phát.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, năm 2022, Công ty Cổ phần May Sông Hồng (HoSE: MSH) đặt kế hoạch doanh thu 4.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và giảm 8% so với thực hiện năm ngoái. Kế hoạch thận trọng này là do ban lãnh đạo giả định những tình huống phức tạp phát sinh từ chiến lược giãn cách xã hội ở Trung Quốc, thị trường nhập khẩu lớn của MSH.
Ba tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận ròng dự kiến đạt 1.300 tỷ đồng (tăng 39% cùng kỳ năm ngoái) và 82 tỷ đồng (giảm 11%). Theo SSI, tăng trưởng doanh thu ở mức hợp lý do đơn đặt hàng FOB của quý này tăng 80%, trong khi cùng kỳ tăng khoảng 70%.
Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp dự kiến đạt 14,4% trong quý I, thấp hơn nhiều so với mức 22,8% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm hao hụt biên lợi nhuận gộp là do chi phí vải tăng (chiếm khoảng 60% giá vốn hàng bán) vì giá sợi tăng (sợi cotton và sợi polyester tăng 5% và 30% so với đầu năm);
Chi phí vận chuyển nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên do tắc nghẽn cảng; tỷ giá tăng liên quan đến tình trạng giãn cách kéo dài ở Trung Quốc; công suất hoạt động từ nhà máy mới SH10 ở mức thấp. MSH cũng tăng mức lương bình quân 10% lên hơn 9,3 triệu đồng/tháng/nhân viên.
SSI dự báo doanh thu của MSH vẫn được duy trì sự ổn định nhờ nhận được nhiều đơn hàng vào cuối năm, đồng thời có thêm một số khách hàng mới. Doanh nghiệp cũng kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện trong thời gian tới, mặc dù tình trạng giãn cách kéo dài ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Trước quan điểm lạc quan về nhà máy SH10 - Nghĩa Hưng và nhà máy Xuân Trường, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 của MSH ở mức 5.800 tỷ đồng và 434 tỷ đồng, tăng 22% và giảm 2% so với năm ngoái, dựa trên kết quả sơ bộ của quý I.
Tại mức giá đóng cửa phiên 4/5 là 85.200 đồng/cổ phiếu, MSH giao dịch với P/E dự phóng 2022 là 10,5 lần, theo ước tính của SSI và 11,1 lần theo kế hoạch của doanh nghiệp. Đây là mức thấp hơn so với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành là 13 lần.
Hiện tại, SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu MSH, cũng như giá mục tiêu 1 năm là 97.800 đồng/cổ phiếu (cao hơn 14,8% so với giá hiện tại) dựa trên P/E mục tiêu là 12 lần. Bất chấp những khó khăn trong ngắn hạn, SSI tin rằng việc mở rộng công suất gần đây từ 2 nhà máy mới là yếu tố hỗ trợ trung hạn cho giá cổ phiếu, khi đơn đặt hàng tiếp tục được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Quý I, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HoSE: POW) ghi nhận doanh thu đạt 7.061 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước; lãi trước thuế đạt 880 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, cao hơn khá nhiều so với ước tính trước đó (gần 752 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế quý này đạt 803 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 721 tỷ đồng, đều tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Yếu tố hỗ trợ tăng trưởng gồm sản lượng điện từ các nhà máy điện đều tăng so với kế hoạch và giá thị trường điện toàn phần quý I tăng cao.
Năm 2022, POW đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 24.242 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 865 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,3% và 63% so với năm 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận điều chỉnh giảm so với mức công bố trước đó và là mức thấp nhất kể từ năm 2018. Với kết quả đạt được, POW đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau 1 quý.
Giải thích về kế hoạch kinh doanh thấp, tại đại hội cổ đông thường niên 2022 diễn ra ngày 19/4, lãnh đạo POW cho biết thời điểm xây dựng kế hoạch doanh nghiệp chưa có sản lượng điện hợp đồng (Qc) chính thức trong khi giá than và khí tăng cao dẫn đến khả năng tham gia thị trường của các nhà máy điện khí sẽ thấp.
Nguồn cung điện năm 2022 sẽ tăng đáng kể do có khoảng 3.000 MW nhiệt điện than bổ sung và chính sách ưu tiên huy động các nguồn năng lượng tái tạo. Các nhà máy điện có giá thành cao sẽ không được ưu tiên giao Qc, thậm chí phải ngừng dự phòng trong cả năm 2022. POW cũng cho biết Qc giao cho các nhà máy điện tham gia thị trường điện thuộc tổng công ty là 13.130 kWh.
Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhìn nhận, kinh tế, xã hội đang phục hồi là động thức thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện tăng. Trong đó, sản xuất công nghiệp và xây dựng đang phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng tốt từ đầu năm 2022, góp phần gia tăng tổng sản lượng điện tiêu thụ.
Nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tiếp tục tăng do đang bước giai đoạn cao điểm của mùa khô năm 2022. Theo EVN, các tỉnh phía Nam đang bắt đầu bước vào mùa khô nên sản lượng tiêu thụ điện sẽ tăng.
Ngoài ra, trong quý I, POW đã ký kết hợp đồng EPC của dự án với liên danh nhà thầu Samsung C&T Corporation và LILAMA với giá trị là 940 triệu USD. Dự kiến khi bắt đầu vận hành trong 2024-2025, nhà máy sẽ đóng góp hàng năm sản lượng điện khoảng 9 tỷ kWh, đóng góp doanh thu hàng năm khoảng 3.600 tỷ đồng.
PSI dự phóng kết quả kinh doanh năm 2022 của POW với doanh thu 24.431 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 805 tỷ đồng, dựa trên các giả định như sản lượng huy động từ các nhà máy nhiệt điện tăng tốt do nhu cầu tiêu thụ điện phục hồi; giá bán điện các nhà máy điện duy trì ở mức cao so với cùng kỳ do giá khí tăng theo đà tăng của giá dầu thế giới.
Hiện PSI khuyến nghị mua cho cổ phiếu POW với giá mục tiêu 21.503 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sinh lời dự kiến 53%. Công ty chứng khoán này đánh giá POW là một cổ phiếu phù hợp để nắm giữ theo chiến lược đầu tư tăng trưởng dài hạn.
Trong tương lai, khi POW hoàn thành và bắt đầu đưa vào vận hành các nhà máy LNG, sản lượng điện và doanh thu của POW sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong ngắn hạn, sản lượng điện của POW có thể sẽ biến động do những ảnh hưởng từ giá dầu thế giới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.