Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Liên tục gọi điện và sẵn sàng chi trả hoa hồng cao cho môi giới, ông Đỗ Bá Thành (Ba Đình, Hà Nội) đang muốn bán căn liền kề hơn 20 tỷ đồng tại một dự án ở Hưng Yên và 2 căn hộ chung cư cao cấp giá khoảng 3 tỷ đồng/căn gần đó.
Ông Thành cho hay, giá nhà đất đang lên rất cao nên không có ai mua. “Lúc đầu, tôi chỉ tính bán 2 căn hộ chung cư, giữ lại căn liền kề vì nghĩ rằng giá đất sẽ tăng mạnh hơn. Giờ thì bán hết, được cái nào hay cái đó”, ông sốt ruột. Nếu không bán nhanh, nguy cơ mắc kẹt hơn 26 tỷ đồng rất lớn.
Bà Nguyễn Thị Thảo (một nhà đầu tư đất ven đô) cũng đang gặp khó khi rao bán số lượng lớn bất động sản. Bà sở hữu hơn 5 lô đất tại một dự án ở Hoà Bình, mỗi lô có giá 1,5-2 tỷ đồng. Chưa kể, tại một số dự án liền kề ở Hà Nội, bà đang có 1-2 căn liền kề.
Năm 2021, giá nhà tăng mạnh, bà Thảo trúng quả lớn sau khi ôm hơn 20 lô đất ven đô cách đây 3 năm. Toàn bộ số tiền lời, bà Thảo gộp vào tiếp tục đầu tư một số mảnh khác. Tuy nhiên, mức giá cao khiến giao dịch giảm mạnh. Trước nguy cơ thị trường giảm mạnh, bà đẩy mạnh bán ra để thu tiền về.
Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, dù làn sóng cắt lỗ chưa mạnh mẽ nhưng ở một số thị trường, một số phân khúc, bắt đầu xuất hiện nhà đầu tư rao bán sản phẩm với mức giá thấp hơn hẳn so với giá thị trường do lo sợ, không còn đủ sức 'trụ' với thị trường trong giai đoạn khó khăn. 'Cắt lỗ' là giải pháp duy nhất thoát khỏi áp lực.
Nghiên cứu của Savills đã chỉ ra, 6 tháng đầu năm 2022 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp, với giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse và liền kề đều tăng quanh mức 20%. Giá của biệt thự, liền kề, nhà phố sau thời gian liên tục tăng và đã đạt đỉnh, có chiều hướng chững lại. Hiện tượng này liên quan đến mức độ hấp dẫn của sản phẩm, khả năng chi trả của người dân, tính thanh khoản và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ở những địa phương lân cận.
Mặc dù chính sách thắt chặt tín dụng đang dần được nới lỏng, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vẫn vô cùng khó khăn đối với cả nhà đầu tư cá nhân và chủ đầu tư dự án. Việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng kết hợp giá nhà tiếp tục gia tăng khiến tính thanh khoản của thị trường bị suy giảm ít nhiều.
Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, nhận định, việc nới room tín dụng chưa giải quyết được vấn đề của thị trường. Nhiều nhà đầu tư tiếp tục rơi vào trạng thái xáo trộn tâm lý, quan sát nghe ngóng, thậm chí hoang mang. Theo bà Dung, hơn 50% nhà đầu tư đang mắc kẹt thời điểm này. Trong đó, có những nhà đầu tư trót đi vay ngân hàng nhưng không bán được, phải gồng gánh chi phí.
Phân khúc bất động sản liền thổ, căn hộ cao cấp, hạng sang là những loại hình bị ảnh hưởng rõ nét nhất. Lý do đây là các phân khúc có mức tăng giá nhanh, giá trị cao, kén sức mua lúc thị trường khó khăn. Bà Dung cho hay, mức giá các phân khúc này có thể giảm hoặc điều chỉnh lại trong thời gian tới khi mà thanh khoản chậm.
Chia sẻ tại một toạ đàm bất động sản, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, các tiểu gia và đại gia của Việt Nam thường dồn hết tiền vào một kênh bất động sản chẳng hạn, lợi nhuận có thể lên tới 30-40% vài tháng. Nhưng giai đoạn hiện nay, nhiều người dễ bị 'tăng xông', sống trên đống tài sản nhưng không thấy vui.
“Đầu năm 2022, rất nhiều người không tin thị trường bất động sản có thể tồi tệ như năm 2013. Nhưng hiện nay, theo quan sát, tình trạng tài chính của họ đã giống với năm 2013 tới 70%”, ông Hiển nói.
Dự báo về thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho rằng, những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn sẽ phải tìm cách đẩy hàng ra. Đây cũng có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền hoặc sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ thấp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.