Đại học Yale: ‘Nền kinh tế Nga đã bị tê liệt hoàn toàn ở mọi cấp độ’

Minh Đăng - 02/08/2022 14:25 (GMT+7)

(VNF) - Đó là nhận định của các nhà kinh tế từ Đại học Yale của Mỹ trong báo cáo dài 118 trang vừa được công bố mới đây. Báo cáo cho rằng nền kinh tế Nga đang chịu thiệt hại lớn do các lệnh trừng phạt của phương Tây, bất chấp những nỗ lực giảm nhẹ tác động của Moscow.

VNF
Phương Tây đã giáng loạt đòn trừng phạt lên Nga kể từ khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Báo cáo dựa trên nghiên cứu sử dụng dữ liệu người tiêu dùng và số liệu từ các đối tác thương mại và vận chuyển quốc tế của Nga nhằm “đo lường” hoạt động kinh tế của Nga trong 5 tháng, từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Nền kinh tế bị tê liệt

Báo cáo cho thấy mặc dù Moscow thu được lợi nhuận lớn từ việc xuất khẩu năng lượng với giá cao, nhiều hoạt động kinh tế trong nước của Nga đã bị đình trệ kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2. Thậm chí báo cáo nhận định rằng: “Nền kinh tế Nga đã bị tê liệt hoàn toàn ở mọi cấp độ”.

Trong báo cáo, họ nhận thấy rằng việc xuất khẩu hàng hóa của Nga đã “bị xói mòn” và không thể phục hồi do đã buộc phải chuyển từ các thị trường chính ở châu Âu sang châu Á.

Báo cáo cũng cho rằng những lệnh trừng phạt đã khiến Nga gặp khó trong việc nhập khẩu, do đó, phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc đảm bảo các nguyên liệu đầu vào, máy móc và công nghệ quan trọng.

“Sản xuất nội địa của Nga đã đình trệ hoàn toàn và không có khả năng thay thế các doanh nghiệp, sản phẩm và nhân tài đã mất”, báo cáo của Yale nhận định.

Các nhà kinh tế cũng nhấn mạnh rằng với việc khoảng 1.000 công ty toàn cầu rút khỏi nước này, Nga đã mất đi các công ty chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội. Khoảng 5 triệu việc làm bị ảnh hưởng. Sản lượng công nghiệp sụt giảm, doanh số bán lẻ và chi tiêu tiêu dùng của Nga đã giảm với tốc độ 15-20% mỗi năm.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng ngân sách chính phủ Nga đã bị thâm hụt lần đầu tiên và tài chính của Điện Kremlin "đang ở trong tình trạng eo hẹp hơn nhiều so với cách hiểu thông thường".

Các tác giả cũng cho biết thị trường tài chính Nga, với triển vọng tương lai, hoạt động kém nhất trên thế giới, hạn chế khả năng khai thác đầu tư mới để phục hồi nền kinh tế.

Thống kê 'Cherry-Pick'

Do Nga ngừng công bố số liệu thống kê kinh tế chính thức, trong đó có các chỉ số thương mại quan trọng, nhóm nghiên cứu đã khai thác dữ liệu từ các công ty, ngân hàng, tổ chức tư vấn, đối tác thương mại của Nga và những đơn vị khác để xây dựng bức tranh về hoạt động kinh tế Nga.

Nghiên cứu cho biết kể từ khi chiến sự tại Ukraine diễn ra, các dữ liệu kinh tế được công bố của Điện Kremlin ngày càng được chọn lọc nhằm loại bỏ các chỉ số bất lợi và chỉ công bố những chỉ số thuận lợi.

Họ cho hay đã thu được nhiều dữ liệu chưa công bố từ các chuyên gia về kinh tế Nga, đồng thời sử dụng dữ liệu từ ngôn ngữ khác để chứng minh cho kết luận của mình.

Các số liệu mới về sản xuất công nghiệp của Nga trong tháng 6 cho thấy nó đã sụt giảm đáng kể trên một loạt các lĩnh vực so với năm ngoái. Đối với ô tô, sản lượng giảm 89%, trong khi đối với cáp quang giảm gần 80%.

Kinh tế Nga sẽ đi về đâu?

Các tác giả của nghiên cứu Yale cho rằng Nga không có con đường thoát khỏi "sự lãng quên kinh tế", với điều kiện các đồng minh phương Tây phải thống nhất về các biện pháp trừng phạt.

Một nghiên cứu riêng biệt của Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức được công bố vào tháng 6 cho thấy nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn nghiêm trọng, mặc dù ban đầu đã ổn định tốt khi đối mặt với các lệnh trừng phạt.

"Ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt chỉ mới bắt đầu bộc lộ. Các vấn đề về chuỗi cung ứng đang gia tăng và nhu cầu giảm nhanh chóng. Về lâu dài, nền kinh tế Nga sẽ trở nên thô sơ hơn khi nó tách rời một phần khỏi thương mại quốc tế, nghiên cứu của Đại học Yale cho hay.

Các chuyên gia khẳng định: "Nga phụ thuộc vào châu Âu nhiều hơn châu Âu phụ thuộc vào Nga". Theo họ, việc 83% lượng xuất khẩu năng lượng của Nga là bán cho châu Âu khiến nước này đứng trước mối đe dọa về trung hạn nhiều hơn các khách hàng của mình.

"Để tránh căng thẳng xã hội, chính phủ Nga sẽ can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp, điều này dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ nhiều hơn và dấu chân của nhà nước lớn hơn trong nền kinh tế”, các chuyên gia nhận định thêm.

Xem thêm >> OPEC nói thị trường dầu mỏ ‘hỗn loạn’, tuyên bố không cạnh tranh xuất khẩu với Nga

Theo DW
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.