Đề xuất mới cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Đấu giá quyền sử dụng đất dọc tuyến

Lê Hữu Việt - 01/11/2022 07:35 (GMT+7)

Tư vấn độc lập vừa đề xuất phương án mới cho đầu tư tuyến đường dành cho tàu tốc độ thiết kế 250 km/h, tốc độ khai thác 225 km/h để chạy hỗn hợp tàu khách và tàu hàng trên trục Bắc - Nam. Theo đó, nên đấu giá quyền sử dụng đất dọc tuyến để lấy tiền đầu tư cho đường sắt.

VNF
Tư vấn độc lập đề xuất phương án mới cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam thay vì theo phương án do Bộ Giao thông vận tải xây dựng (Ảnh đường sắt hiện hữu: Phạm Thanh).

Đội vốn ngay trên báo cáo

Bộ KH&ĐT, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề Kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án này. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Bộ Giao thông vận tải lập và trình Chính phủ năm 2019 với 2 phương án. Phương án 1 là đầu tư tuyến đường sắt mới với tốc độ chạy tàu ban đầu 200km/h, khi hoàn thành toàn tuyến khai thác tốc độ 350km/h, chỉ khai thác tàu khách, tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD. Phương án 2 (phương án bổ sung theo kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư tuyến đường sắt khai thác tốc độ chạy tàu dưới 200km/h, khai thác hỗn hợp cả tàu khách và tàu hàng, tổng mức đầu tư 64,9 tỷ USD. Bộ Giao thông vận tải nghiêng về chọn phương án 1.

Tuy nhiên, tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính toán lại chi phí và đưa ra kết quả tổng mức đầu tư phương án 1 kể trên phải hơn 64,6 tỷ USD (tăng hơn 5,8 tỷ USD so với báo cáo tiền khả thi); nếu theo phương án 2, tổng mức đầu tư trên 76,4 tỷ USD (tăng hơn 11,5 tỷ USD).

Từ phân tích của mình, tư vấn thẩm tra đưa ra một phương án khác và cho rằng tối ưu hơn (tạm gọi là phương án 3 - PV). Cụ thể, đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khai thác chạy tàu tốc độ 225km/h (tốc độ thiết kế 250km/h); khai thác hỗn hợp tàu khách và tàu hàng. Tổng mức vốn đầu tư hơn 61,6 tỷ USD (tương đương trên 1,4 triệu tỷ đồng).

Tư vấn thẩm tra cho rằng, nếu đầu tư tuyến đường sắt khai thác tàu tốc độ 225km/h kết hợp giữa tàu hàng và khách sẽ giảm chi phí vận hành khoảng 18% so với đầu tư tàu chạy 350km/h, chi phí năng lượng giảm gần 28%. Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận và làm chủ công nghệ; các nước phát triển trên thế giới cũng có xu hướng giảm tốc độ chạy tàu từ trên 300km/h xuống 200-250km/h, khai thác cả tàu hàng và khách để giảm chi phí...

Về nguồn vốn đầu tư và doanh thu khai thác, tư vấn thẩm tra tính toán, với phương án chạy tàu 350km/h, giá vé tàu khách bình quân 1.200 đồng/km/khách, tức chặng Hà Nội - TP. HCM có giá 1,9 triệu đồng/chiều, tương đương vé máy bay. Tổng doanh thu mỗi năm khoảng 3,7 tỷ USD khó bù đắp được chi phí, nên ngân sách nhà nước phải bù lỗ. Phương án vốn sử dụng 80% ngân sách nhà nước, 20% huy động vốn xã hội cũng khó khả thi, khi hiệu quả khai thác dự án không quá cao.

Đề xuất đấu giá đất

Trong khi đầu tư đường sắt tốc độ khai thác 225km/h, tư vấn thẩm tra cho rằng, nhờ chi phí khai thác giảm, giá vé cũng thấp hơn, chỉ khoảng 900 đồng/km/khách (1.400 đồng/khách cho chặng Hà Nội - TP. HCM); với tàu hàng, cước phí khoảng 1,4 nghìn đồng/km/tấn hàng. Phương án khai thác tàu khách và hàng kết hợp sẽ hỗ trợ doanh thu, khi có nhiều nguồn thu bù nhau, thay vì chỉ dựa vào tàu khách. Tư vấn trên tính toán, giai đoạn đầu khi khai thác các đoạn tuyến chưa hoàn chỉnh sẽ lỗ, nhưng khi thông toàn tuyến Bắc - Nam sẽ có lãi, Nhà nước không phải bù lỗ.

Về vốn đầu tư, tư vấn đề xuất hướng tuyến đi ngoài đô thị để giảm chi phí giải phóng mặt bằng, có không gian rộng để Nhà nước đấu giá quyền sử dụng đất phát triển đô thị, công nghiệp. Tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất dọc tuyến sẽ đầu tư ngược lại cho đường sắt, nguồn này có thể đáp ứng khoảng 63% tổng mức đầu tư, phần còn lại sẽ đầu tư ngân sách và kêu gọi xã hội hóa. Trước mắt ưu tiên đầu tư đoạn TP. HCM - Nha Trang và giải phóng mặt bằng toàn tuyến (chi phí hơn 16,5 tỷ USD), sau đó đầu tư đoạn Hà Nội - Đà Nẵng (hơn 26,4 tỷ USD), cuối cùng là kết nối 2 đoạn trên (hơn 18,6 tỷ USD). Dự án khởi công năm 2025, hoàn thành toàn tuyến năm 2041.

Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đề xuất phương án mới cho đầu tư tuyến đường sắt trên hành lang này, thay vì chọn 2 phương án của Bộ Giao thông vận tải đề xuất. Theo phương án mới, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tổng chiều dài hơn 1.500km, điểm đầu tại Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại Thủ Thiêm (TP. HCM), với 50 ga, khai thác kết hợp tàu khách và tàu hàng. Trong đó, tàu khách khai thác tốc độ 225km/h, tàu hàng khai thác tốc độ 180km/h. Phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn, làm trước đoạn Thủ Thiêm – Nha Trang trong giai đoạn năm 2025-2031; tiếp đến đoạn Hà Nội – Đà Nẵng (năm 2031-2038); cuối cùng là đoạn nối Đà Nẵng – Nha Trang (năm 2038-2041).

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đặng Huy Đông, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, ủng hộ phương án làm đường sắt Bắc - Nam với tốc độ khai thác 225km/h (phương án 3 - PV). Khi Việt Nam chưa đủ giàu để đầu tư 1 tuyến đường sắt chỉ để chở khách, rồi bỏ thêm tiền để cải tạo đường sắt cũ cho chở hàng, sẽ hiệu quả hơn nếu khai thác kết hợp cả tàu khách và tàu hàng trên cùng 1 hạ tầng. Đường sắt hiện hữu cũng không bỏ đi, sẽ cải tạo để làm tuyến tránh tàu, tàu gom cho đường sắt chính... Tuy nhiên, không mở rộng đường sắt hiện hữu vì tuyến hiện nay đi vào vùng lõi nhiều đô thị, chi phí cho giải phóng mặt bằng lớn.

Theo ông Đông, phương án đấu giá quyền sử dụng đất dọc tuyến đường sắt mới cho làm đô thị, kinh tế để lấy tiền đầu tư cho làm đường sắt cũng phù hợp, sử dụng 'chênh lệch địa tô' cho chính đường sắt. Về phân kỳ đầu tư, trong đó ưu tiên làm trước đoạn TP. HCM - Nha Trang, ông Đông cũng đồng tình vì khu vực kinh tế phía Nam bức xúc về giao thông hơn phía Bắc, đoạn này tương lai có sân bay Long Thành (Đồng Nai) cũng cần đường sắt kết nối. Từ đoạn đầu sẽ có kinh nghiệm, lượng hóa chi phí, sau đó sẽ làm thêm các đoạn khác, thay vì dàn trải mỗi vùng phải làm trước một đoạn.

 

Theo TPO
Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Tái định cư các thôn bản bị vùi lấp, gia đình mất nhà trước 31/12

Thủ tướng: Tái định cư các thôn bản bị vùi lấp, gia đình mất nhà trước 31/12

(VNF) - Đề cập đến sự tàn phá, hậu quả nặng nề và thiệt hại của người dân do bão Yagi, nhiều lần Thủ tướng nghẹn giọng, bật khóc. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bật khóc khi nói về sự tàn phá của bão YAGI

Thủ tướng Phạm Minh Chính bật khóc khi nói về sự tàn phá của bão YAGI

(VNF) - Nhiều lần nghẹn giọng và bật khóc vì xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói đã nỗ lực hết mình, tìm phương án tốt nhất có thể, song mất mát không gì có thể bù đắp được là tính mạng và tinh thần của người dân.

‘Tổn thương’ vì bão Yagi, chứng khoán Việt chờ cú hích từ quyết định của FED

‘Tổn thương’ vì bão Yagi, chứng khoán Việt chờ cú hích từ quyết định của FED

(VNF) – Giới phân tích kỳ vọng việc FED quyết định hạ lãi suất sẽ là động lực giúp thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên.

'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

(VNF) - Theo VINASME, các doanh nghiệp SMEs hiện gặp khó khăn cả về tiếp cận vốn tín dụng và tín chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy.

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

(VNF) - Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể phát sinh rủi ro quản trị hoạt động ngân hàng.

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

(VNF) - Dự án Phố đi bộ - Khu nhà ở đô thị Tiên Cát là khu đô thị có kiến trúc độc đáo tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

(VNF) - Tại Quảng Ninh, Bão YAGI đã làm hơn 102.000 nhà bị tốc mái; 251 nhà bị đổ sập; hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở; tổng thiệt hại là khoảng 23.770 tỷ.

 Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

(VNF) - Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ, bà Đặng Huỳnh Ức My muốn thoái sạch vốn khỏi TTC Land, Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

(VNF) - Nổi tiếng là một nhà từ thiện kín tiếng, vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott vừa gặp một tình huống “dở khóc dở cười” khi khoản quyên góp 10 triệu USD của mình bị nhân viên đơn vị nhận tài trợ nhầm tưởng thành “thư rác”.

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

(VNF) - Sau gần 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh hoang tàn, nhà cửa, trường học tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang... Ngày 14/9, Đoàn công tác xã hội của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có mặt ở Cô Tô, mang tấm lòng của CBNV và sự ủng hộ của các DN, mạnh thường quân... góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang trường học nơi đây.