Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Độ trễ chính sách (policy lag) là sự chậm trễ giữa thời điểm một vấn đề kinh tế phát sinh, chẳng hạn như suy thoái hoặc lạm phát, và ảnh hưởng của một chính sách nhằm chống lại vấn đố kinh tế đó
Độ trễ điều chỉnh (administrative lag) là một trong những độ trễ thời gian ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách tiền tệ. Đó là khoảng thời gian từ khi nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện chính sách tiền tệ cho đến khi thực thi chính sách tiền tệ. Độ trễ điều chỉnh là bộ phận của độ trễ trong và độ dài của nó phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của cơ quan hữu trách và vào việc họ cho rằng cần phải có thay đổi ngay lập tức hay phải có sự thay đổi lớn, lâu dài.
Độ trễ hành động (action lag) là độ trễ tính bằng khoảng thời gian từ lúc ra quyết định chính sách (đặc biệt trong kinh tế vĩ mô) cho đến khi thực hiện nó. Độ trễ này còn được gọi là độ trễ thực hiện, thường xuất hiện sau độ trễ quyết định và là thành tố của độ trễ trong.
Độ trễ nhận thức (recognition lag) là khoảng thời gian kể từ khi hiện tượng xuất hiện cho tới khi các nhà hoạch định chính sách nhận thức được nó. Ví dụ, độ trễ nhận thức là khoảng 6 tháng nếu nền kinh tế bước vào suy thoái vào đầu năm, nhưng mãi đến giữa năm các nhà hoạch định mới nhận thức được tình hình. Nó là thành tố của độ trễ trong.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.