'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giá dịch vụ bốc dỡ container đã "chạm đáy"
Ông Nhữ Đình Thiện, Tổng thư ký VISABA cho biết, "về giá dịch vụ bốc dỡ container tại Việt Nam, đặc biệt cho hàng xuất nhập khẩu của chúng ta hiện đang thấp hơn từ 2-3 lần so với các nước khác trong khu vực. Vì thế, nếu giảm giá dịch vụ bốc dỡ container xuống 30% thì sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp cảng.
Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho biết: Hiện tại, Thông tư 54/2018 TT- BGTVT của Bộ GTVT đang quy định khu giá sàn dịch vụ bốc dỡ container quá thấp, chi phí chỉ bằng khoảng một nửa so với bình quân các nước trong khu vực. (Riêng mức giá bình quân cho vận tải nội địa chỉ bằng 1/3 mức giá ngoại nêu trên), điều này đang làm suy kiệt tiềm năng phát triển của các DN cảng biển.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Triệu Thế Thuận, Phó Tổng Giám đốc, Công ty CP Đầu tư và phát triển Đình Vũ cho biết: Tại Hải Phòng (khu vực I), khung giá sàn dịch vụ bốc dỡ container đang ở mức thấp nhất cả nước.
"Ví dụ, giá sàn container ngoại là 33USD/cont 20' (chỉ bằng 80% so với khu vực III). Trong khi, mức giá sàn container nội địa là 260.000 đồng/cont 20' (chỉ bằng 33% giá sàn container ngoại). Như vậy, nếu giảm giá 30% sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu cảng", ông Thuận nói.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc, Công ty CP Cảng Sài Gòn, "hiện mức giá sàn container nội địa tại Tp. HCM rất thấp (260.000 đồng/ cont' 20''), chỉ bằng 27% giá sàn container ngoại trong cùng khu vực là 41 USD/cont' 20. Vì thế, nếu giảm nữa chỉ có lợi cho các hãng tàu nước ngoài''.
Chủ tàu nước ngoài đắc lợi
Hiệp hội VPA cho biết: Hiện tại, nếu các cảng giảm giá thì chủ tàu sẽ trực tiếp được lợi. Cụ thể, hiện các Chủ tàu đang thu lại từ Chủ hàng xuất nhập khẩu bằng phí THC (tức là phí làm hàng tại cảng).
"Hiện Chủ tàu đang thu của Chủ hàng lên tới trên 90 USD/cont'20'' trong khi chỉ trả cho cảng 52 USD/cont' 20'' tại cảng Cái Mép. Tại khu vực Hải Phòng, chủ tàu chỉ trả 20 USD/cont' 20''. Như vậy, sai lệch lên tới 40 USD/cont' 20'', mỗi năm có tới hơn 10 triệu TEU container qua các cảng biển".
"Điều đó cho thấy "sai số" chênh lệch đã lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm, được các hãng tàu ngoại gây áp lực, duy trì thành công trong nhiều năm qua thông qua cơ chế quản lý giá dịch vụ cảng biển tại Việt Nam. Vì thế, nếu tiếp tục giảm giá 30% dịch vụ sẽ gây thiệt hại nặng nề hơn cho khối DN cảng biển một cách phi lý",` đại diện VPA phân tích.
Đại diện VPA cũng cho biết, "một thực trạng khác là các Chủ tàu hiện cũng là những cổ đông lớn góp vốn tại các cảng nước sâu như Lạch Huyện và Cái Mép với sản lượng thông qua chiếm 70% thị phần hàng container cả nước.
"Các liên doanh này và các cổ đông sẽ có lợi thế cạnh tranh, tăng năng lực thống lĩnh thị trường trong dài hạn, nếu "ép" được giá dịch vụ xuống càng thấp càng tốt để làm suy yếu các cảng cạnh tranh khác không trường vốn như các DN cảng biển Việt Nam và các cảng liên doanh không có vốn của các hãng tàu này".
Hiệp hội Cảng biển VN cũng cảnh báo,"hiện dịch vụ vận tải biển hàng container VN do các hãng tàu nước ngoài chi phối tới 95% thị phần. Chính áp lực chi phối về giá, phí của các hãng tàu nước ngoài là xu thế thống lĩnh thị trường cạnh tranh dịch vụ cảng biển, đã và đang làm phân hoá chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong cơ chế quản lý hiện nay. Vì thế, kiến nghị không giảm giá 30% dịch vụ bốc dỡ, đồng thời, đưa mức giá dịch vụ cảng biển lên ngang mức giá với các nước trong khu vực"
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.