'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ý tưởng xây dựng “siêu dự án” Vành đai 4 được đề ra cách đây hơn 10 năm, nhưng mới được khởi động mạnh mẽ trở lại vào giữa năm 2022 sau khi Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư. Ngay sau đó, ngày 30/9/2022, 3 địa phương có dự án đi qua là Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã ký cam kết tiến độ và ký giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư cho Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Dự án Vành đai 4 đang cho thấy sự quyết liệt của TP. Hà Nội trong việc giải phóng mặt bằng. Thành ủy Hà Nội lần đầu tiên ban hành chỉ thị riêng về công tác giải phóng mặt bằng của dự án Vành đai 4 để gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền của tất cả các quận, huyện nơi dự án đi qua. Từ sau Tết Nguyên đán 2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có 3 buổi liên tiếp đi kiểm tra thực địa công tác giải phóng mặt bằng và triển khai dự án, đồng thời chủ trì nhiều hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát với các quận, huyện ủy có dự án đi qua địa bàn.
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, với quy mô và tầm quan trọng của dự án, qua tính toán, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng là rất lớn. Theo đó, tổng diện tích đất cần thu hồi để triển khai dự án là 1.341ha, trong đó Hà Nội cần thu hồi khoảng 741ha tại địa bàn 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín); Bắc Ninh cần thu hồi khoảng 326ha tại địa bàn của 4 huyện, thành phố (Thuận Thành, Quế Võ, TP. Bắc Ninh, Gia Bình); Hưng Yên cần thu hồi khoảng 274 ha tại địa bàn 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm).
Dự án này được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Thủ đô, mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng. Nói cách khác, Vành đai 4 là lời giải cho bài toán kết nối liên vùng bấy lâu nay. Không chỉ vậy, Vành đai 4 còn được kỳ vọng sẽ giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu. Hiện, tuyến Vành đai 3 dù chưa hoàn thành hết song đã quá tải, chưa kể, lưu lượng giao thông nội vùng lên tuyến Vành đai 3 cũng tăng do tốc độ đô thị hóa, nhà chung cư cao tầng mọc dày đặc hai bên.
Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 mới đây, Bộ Giao thông vận tải cho biết về công tác giải phóng mặt bằng, thành phố Hà Nội đã hoàn thành và bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho các địa phương toàn bộ 58,2km, các quận/huyện đã lập xong phương án giải phóng mặt bằng tổng thể, xác định được vị trí các khu tái định cư. 2 địa phương còn lại là Hưng Yên và Bắc Ninh cũng đã làm công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao cho các huyện.
Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, trong năm 2023, ban sẽ tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội vào tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, cho rằng đường Vành đai 4 Hà Nội không thể chậm thêm nữa. Quy hoạch Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được đặt ra từ năm 1998, cách đây gần 25 năm khi quy hoạch Hà Nội, sau đó 2 lần quy hoạch vùng đều đặt ra. “Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu trước năm 2027 phải hoàn thành xong dự án Vành đai 4, cho thấy đây là dự án quan trọng tầm quốc gia, có ý nghĩa chiến lược quan trọng”, ông nhấn mạnh.
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, ngoài hiệu quả với giao thông vùng, giao thông quốc gia, tuyến đường này sẽ giúp Hà Nội có điều kiện phát triển đô thị trung tâm, hình thành chuỗi đô thị mới ở phía Tây Hà Nội, khai thác hiệu quả quỹ đất hơn 6.500ha, đồng thời thúc đẩy sự liên kết với các đô thị vệ tinh đã được quy hoạch và các khu công nghiệp dọc tuyến đường thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.
Như vậy, mở Vành đai 4 sẽ tạo ra “mục tiêu kép”, không chỉ phát triển khu đô thị dọc 2 tuyến, mà còn tạo cơ hội cho các huyện như Đan Phượng, Sóc Sơn trở thành các quận. Hà Nội đang có định hướng phát triển mô hình thành phố trong thành phố, chính quyền đô thị thí điểm.
Về hình thức đầu tư dự án này, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, nhận định việc triển khai dự án theo phương thức PPP sẽ tận dụng được thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân. Hơn nữa, phương thức này còn tạo cơ hội để lựa chọn các nhà đầu tư tiềm năng, có năng lực tài chính, kinh nghiệm về quản trị, quản lý đầu tư, kinh nghiệm tổ chức triển khai các dự án lớn.
Dưới góc nhìn về tác động của dự án Vành đai 4 đến thị trường bất động sản, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, cho hay hạ tầng phát triển đến đâu đô thị mở rộng đến đó, khi mở rộng hạ tầng thực sự mang lại giá trị lớn cho bất động sản lân cận. Đặc biệt, dự án Vành đai 4 được đánh giá là một trong những con đường huyến mạch của Thủ đô nên các khu đô thị xung quanh sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, dư địa tăng giá sẽ rất cao.
Trước thông tin về việc khởi công dự án Vành đai 4 vào tháng 6 năm nay, nhiều nhà đầu tư nhận thấy đây là cơ hội để “đón sóng” thị trường. Tuy nhiên, ông cảnh báo nhà đầu tư hết sức thận trọng và nắm rõ hai yếu tố: thứ nhất là kế hoạch triển khai, bởi nhiều dự án có khi triển khai hàng chục năm chưa xong; thứ hai là tránh đầu tư mang tính “bầy đàn” vì rất dễ thất bại.
Đồng quan điểm, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội, cho rằng điều kiện phát triển hạ tầng cũng là một cơ sở tất yếu để kiểm tra tính hợp lý của giá. Hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện ích đô thị thường là một trong những yếu tố có thể tác động tới giá trị của bất động sản. Tuy nhiên, theo bà Hằng, một công trình hạ tầng giao thông thường được triển khai trong nhiều năm, theo từng giai đoạn nhất định nên nhà đầu tư cần nắm rõ hiện trạng quy hoạch và tiến độ hoàn thiện của các dự án thành phần để đưa ra quyết định rót vốn sáng suốt nhất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.