Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo của Công ty TNHH BOT Thái Nguyên – Chợ Mới, từ khi đưa Trạm thu giá Km72+930 tuyến Thái Nguyên – Chợ Mới vào hoạt động chính thức, dự án ĐTXD tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km 75 – Km100 theo hình thức hợp đồng BOT tới ngày 24/3/2018, tổng số tiền thu được tại trạm thu giá này là 4,535 tỷ đồng, tương đương với mức 2,2675 tỷ đồng/tháng và 76.879.661/ngày.
Tổng lượng phương tiện mua vé lượt là 101.333 xe và số vé tháng chỉ đạt 133 xe, vé quý được 12 xe trong đó chủ yếu là các phương tiện nhóm 1 (Xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, xe buýt vận tải khách công cộng).
Trong khi đó, theo phương án tài chính năm 2018, để có thể tồn tại, dự án cần có lưu lượng phương tiện trung bình 9.397 xe/ngày và đạt doanh thu gần 600 triệu đồng/ngày. Do đó, với trung bình 1.720 xe/ngày, doanh số hiện tại mới chỉ đạt 13% kế hoạch.
Trao đổi với báo Lao động, ông Phạm Minh Đức, Giám đốc Công ty TNHH BOT Thái Nguyên – Chợ Mới cho biết doanh thu tại trạm thu giá này hiện quá thấp so với phương án tài chính đề ra. Do đó, việc thu giá hoàn vốn của dự án gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ phá sản đang hiện hữu nếu doanh số không được cải thiện.
Nguyên nhân của tình trạng này là do mới chỉ thu giá được 1/2 trạm so với kế hoạch ban đầu và hầu hết các phương tiện, đặc biệt là các phương tiện nhóm 4,5 chọn đường QL3 mở rộng để đi do đường đã được đơn vị này nâng cấp, cải thiện chất lượng mà lại không bị thu giá.
Ông Đức kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan chức năng sớm xem xét nghiên cứu để cho phép đơn vị này thu giá tại trạm thu giá số 2 trên QL3 đoạn Km75 - Km100 để có thể hoàn vốn cho dự án bởi hiện nay hàng tháng riêng tiền lãi, chủ đầu tư đã phải trả ngân hàng 16,5 tỷ đồng chưa kể tiền trả gốc và các chi phí vận hành, khai thác cho dự án sau khi Đơn vị báo cáo Doanh thu giá sau 3 tháng thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 656/BGTVT-TC ngày 19/01/2018.
Chính thức được thông xe kỹ thuật vào tháng 3/2017, dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới là một trong những dự án gây chú ý nhất trong thời gian qua khi "xin mãi" vẫn không được thu giá. Dự án này chính đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 18/5/2017 nhưng tới 25/1/2018 sau nhiều công văn kêu cứu, dự án mới được thu giá tại 1 trong 2 trạm thu giá đã xây.
Theo chủ đầu tư dự án, chỉ riêng từ tháng 1/2017 đến tháng 11/2017 nay tổng các chi phí phát sinh đã lên tới 160 tỷ đồng và từ tháng 11/2017 đơn vị này phải trả thêm tiền gốc cho Ngân hàng bên cạnh 16,5 tỷ đồng/tháng tiền lãi.
Theo phương án tài chính, để dự án đảm bảo khả thi, sẽ phải sử dụng 2 trạm thu giá dịch vụ đường bộ, một trạm đặt trên tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới (Km72+930) và một trạm đặt trên QL3 cũ (Km77+922, khu vực Bờ Đậu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối của một số người dân địa phương và UBND tỉnh Thái Nguyên, dự án hiện chỉ thu giá tại trạm thu giá Km72+930 trên tuyến Thái Nguyên – Chợ Mới.
Trong quyết định đồng ý cho thu giá, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ sau 3 tháng kể từ ngày bắt đầu thu giá, trên cơ sở kiểm đếm lưu lượng phương tiện và xác định được doanh thu thực tế, nhà đầu tư tính toán lại phương án tài chính, khả năng hoàn vốn của dự án, báo cáo Bộ Giao thông vận tải phương án giải quyết tổng thể.
Trước đó, UBND tỉnh Thái Nguyên kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh hợp đồng BOT đã ký với nhà đầu tư, theo hướng xem xét dỡ bỏ trạm thu phí Bờ Đậu tại Km77+922,5 quốc lộ 3 đoạn qua TP Thái Nguyên; cho phép nhà đầu tư mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đặt hai trạm thu phí trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đường Thái Nguyên - Chợ Mới và có chính sách đặc thù hỗ trợ ngân sách Trung ương cho nhà đầu tư phần doanh thu bị giảm do bỏ trạm thu phí trên, để tránh nguy cơ phá sản cho nhà đầu tư..
Dự án đầu tư tuyến đường Thái Nguyên - Bắc Kạn và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3 dài 65km, trong đó, đường mới Thái Nguyên - Bắc Kạn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, dài 40km, bề rộng nền đường 12m; tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng đầu tư theo hình thức BOT.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.