Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội khó vận hành năm 2021 vì đâu?

Huy Lộc - 16/05/2020 09:27 (GMT+7)

Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất về vấn đề mặt bằng, nguy cơ tiếp tục lùi tiến độ là hiện hữu.

Phần tiếp giáp với hè phố một bên nhà ga S7 thuộc phạm vi thi công cầu thang ga nhưng chưa được giải phóng mặt bằng

Đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được “chốt” tiến độ khai thác vận hành vào tháng 4/2021, tuy nhiên, hiện dự án đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất về vấn đề mặt bằng, nguy cơ tiếp tục lùi tiến độ là hiện hữu.

Thiếu nhân lực, chậm thiết bị

Những ngày gần đây, ghi nhận của phóng viên tại công trường dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, đoạn trên cao 8,5km (từ Nhổn - Cầu Giấy) đã lắp đặt xong đường ray chạy tàu, lan can. Nhà thầu đang tập trung thi công hoàn thiện nhà ga, lắp đặt thiết bị thông gió, phòng cháy, mái che. Một số ga trên cao bắt đầu làm cầu thang dẫn từ hè đường lên ga trung chuyển.

Còn đoạn đi ngầm (4km, từ Kim Mã - ga Hà Nội) đang thi công đào ngầm các ga, đổ bản kết cấu bê tông bản đỉnh, bản trung chuyển giữa hai tầng ga. Dự kiến đến quý IV/2020 mới đưa máy đào đường hầm từ Đức về để thi công.

Đề cập tiến độ dự án, lãnh đạo ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, hết quý I/2020, tiến độ tổng thể dự án đạt 60,8%, riêng tiến độ đoạn trên cao đạt 71,3%. Trong đó, hiện đã hoàn thành gói thầu xây dựng đoạn tuyến trên cao và gói thầu công trình hạ tầng kỹ thuật Depot.

Theo quyết định của UBND TP. Hà Nội vào tháng 7/2019, dự án được tách thành 2 mốc tiến độ hoàn thành. Trong đó, vận hành trước đoạn trên cao vào tháng 4/2021, còn đoạn đi ngầm hoàn thành và khai thác vào cuối năm 2022.

Lãnh đạo ban quản lý dự án cho biết, từ giữa quý I/2020 đến nay, việc huy động nhân sự, thiết bị dự án bị chậm trễ. “Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gần 20 chuyên gia tư vấn, quản lý dự án ở châu Âu, Hàn Quốc chưa thể trở lại dự án, khiến thiếu hụt nhân sự chuyên gia. Việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị, vật tư cũng bị chậm do hầu hết thiết bị được sản xuất, nhập khẩu từ châu Âu. Việc này ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các gói thầu và dự án”, đại diện lãnh đạo ban quản lý dự án đường sắt đô thị thông tin và cho biết, ở trong nước, công tác huy động công nhân và cung ứng vật tư thiết bị cũng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.

Khó khăn khác là việc chuẩn bị đào tạo nhân lực để khai thác, vận hành dự án cũng đang bị chậm so với kế hoạch. Đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, dự kiến đến giữa tháng 4/2020 kết thúc thời hạn nhận hồ sơ tuyển 40 người để đào tạo lái tàu. Tuy nhiên, hết thời hạn trên, hiện vẫn chưa tuyển đủ nên phải gia hạn tuyển dụng đến 17/5/2020.

5/8 ga vẫn vướng giải phóng mặt bằng

Ga S4 có hơn chục nhà cao tầng nằm trong chỉ giới xây dựng cầu thang nhưng chưa được giải phóng mặt bằng

Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 7/2019, UBND TP. Hà Nội giao chủ đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tuy vậy, đến nay đã gần 1 năm vẫn còn tới 5/8 ga trên cao thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong các vị trí làm cầu thang dẫn từ hè đường lên tầng trung chuyển nhà ga. Vướng mắc này khiến nhà thầu chưa thể thi công hoặc đang thi công phải dừng lại.

Cụ thể, theo ban quản lý dự án, tại ga số 4 có 19 nhà dân nằm trong chỉ giới đường đỏ và có cột điện, cáp điện hạ thế chưa được di chuyển, đường ống nước; ga số 5 trùng với cổng vào của Nhà hát Quân đội, vướng đường dây điện 24kv; ga số 6 vướng cổng nhà sách, hàng quán; ga số 7 vướng phần đất một tòa nhà chung cư, 16 nhà dân; ga số 8 vướng cột điện, đường điện, cây xanh.

Đến thời điểm này, phần mặt bằng nhà dân cần giải phóng chưa được kiểm đếm. Ngày 9/5 vừa qua, các bên mới cắm xong mốc thực địa để triển khai giải phóng mặt bằng, trong khi khối lượng công việc còn lại khá lớn.

“Năm 2006, khi TP. Hà Nội thực hiện dự án mở rộng QL32, đường Xuân Thủy đã tổ chức giải phóng mặt bằng. Mặt bằng được giải phóng cho dự án trên cũng là mặt bằng của dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội để tránh phải giải phóng mặt bằng hai lần. Tuy vậy, từ đó đến nay, công trình nhà dân liên tục lấn chiếm. Khi đơn vị đề nghị giải phóng mặt bằng, quận, phường nói không lưu hồ sơ về mặt bằng”, lãnh đạo ban quản lý dự án cho biết.

Trong khi đó, ông Trần Việt Hà, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết: “Trước đây, khi thực hiện dự án đường QL32 đã cắm mốc chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhưng chưa giải phóng hết theo chỉ giới nên vẫn có trường hợp đất có sổ đỏ của nhà dân nằm trong chỉ giới. Khi cấp phép xây dựng, đất nằm trong chỉ giới mà có sổ đỏ vẫn phải cấp”.

Cũng theo ông Hà, để giải phóng mặt bằng làm ga phải cắm mốc, sau đó xác định trường hợp công trình nào lấn vào đất công thì tháo dỡ, còn có sổ đỏ phải đền bù, thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định.

Ông Lee Hwang Se, Giám đốc dự án của nhà thầu Posco E&C cho biết, hiện các nhà ga trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã đạt khoảng 80% tiến độ và khó khăn nhất hiện nay là không có mặt bằng thi công. Nếu không được sớm bàn giao mặt bằng thi công, nhà thầu sẽ khó kịp hoàn thành tất cả hệ thống thang nối vào nhà ga vào cuối năm 2020, để đưa đoạn trên cao vào khai thác vào tháng 4/2021.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ân, chuyên gia công nghệ đường sắt cho rằng, việc vận hành hệ thống đường sắt đô thị đòi hỏi đủ điều kiện đồng bộ tất cả các khâu, từ cơ sở hạ tầng, phương tiện đến nhân lực điều hành, trực tiếp phục vụ chạy tàu và vận hành thử một thời gian. “Dù chỉ một khâu dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội bị chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ khai thác, vận hành chính thức của dự án”, ông Ân nói.
Theo Giao thông
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

(VNF) - Trung tâm Giáo dục, dạy nghề 05 - 06 cũ ở Đà Nẵng bỏ hoang hơn một thập kỷ. Thành phố đã thống nhất chủ trương thanh lý tài sản tại trung tâm để khai thác quỹ đất này trong thời gian tới.

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

(VNF) - Các khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm Đà Nẵng được chính quyền thành phố đấu giá để xây dựng bãi đỗ xe.

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

(VNF) - Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn (huyện Hoa Lư) đến Cố đô Hoa Lư được Ninh Bình đầu tư 130 tỷ đồng.

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

(VNF) - Tỉnh Quảng Trị đề nghị Công ty TNHH vận hành Vincom Retail đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ Nam Đông Hà, trong đó tập trung xây dựng hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội, sớm đưa dự án vào vận hành khai thác theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt.

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.