Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Đường tổng cầu (aggregate demand curve) là đường phản ánh mối quan hệ giữa tổng cầu và các yếu tố quyết định nó trong mô hình xác định sản lượng (hình a) hoặc giữa tổng cầu (Y-nhu cầu về sản lượng) và mức giá chung (P-chỉ số giá) trong mô hình cung – tổng cầu (hình b)
Hình. (a) Đường tổng cầu (AD) trong mô hình xác định sản lượng. Khi thu nhập tăng từ Y1 lên Y2, tổng cầu tăng từ AD1 lên AD2. Khi phần tự chi tiêu (C, I, G, X) thay đổi, đường AD dịch chuyển (ví dụ khi đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD lên AD1) và tổng cầu thay đổi tại mọi mức thu nhập. Khi khuynh hướng tiêu dùng cận biên (MPC), thuế suất cận biên (r) hoặc khuynh hướng nhập khẩu cận biên (MPM) thay đổi, độ dốc của đường AD sẽ thay đổi (ví dụ khi chính phủ tăng thuế suất, đường AD sẽ quay xuống dưới tới AD2). (b) Đường tổng cầu (AD) trong mô hình tổng cung – tổng cầu (mô hình AS-AD). Vì đường AD được vẽ cho một khối lượng tiền tệ danh nghĩa (M) nhất định, nên khi mức giá tăng, tổng cầu giảm và chúng ta di chuyển dọc theo đường tổng cầu AD, ví dụ khi mức giá tăng từ P1 lên P2, tổng cầu sẽ giảm từ Y2 xuống Y1. Khi các yếu tố khác (ngoài mức giá) quyết định tổng cầu thay đổi, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và thu nhập thay đổi tại mọi mức giá.
Ví dụ, nếu cung tiền danh nghĩa tăng trong khi mức giá không đổi (tức cung tiền thực tế M/P tăng), đường tổng cầu dịch chuyển từ AD tới AD1, làm cho thu nhập tăng từ Y1 lên Y2 tại mức giá P2.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.