EU ‘xuống tay’ với xe điện, Trung Quốc lập tức phản ứng
(VNF) - Trung Quốc ngày 5/7 đã công bố bước tiếp theo trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) ngay sau khi EU công bố mức thuế tạm thời lên tới gần 38% với xe điện Trung Quốc.
Trong khi người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh tại cuộc họp báo ngày 4/7 rằng Brussels và Bắc Kinh nên tiếp tục đàm phán trước khi khối này xác nhận mức thuế lên tới 37,6% đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất, thì viễn cảnh trả đũa vẫn được duy trì khi nhắc đến một cuộc điều tra khác liên quan tới rượu mạnh từ EU.
Trước đó vào tháng 1, Bộ Thương mại đã mở một cuộc điều tra chống bán phá giá tập trung vào rượu mạnh nhập khẩu từ châu Âu trong các thùng chứa dưới 200 lít để trả đũa quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc điều tra xem các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc có nhận được trợ cấp không công bằng hay không.
Bộ này cho biết họ sẽ tổ chức phiên điều trần vào ngày 18/7 để thảo luận về cuộc điều tra này.
Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi EU hủy bỏ thuế quan đối với xe điện và bày tỏ mong muốn đàm phán. Bắc Kinh cho biết họ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến thuế quan khác khi mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa của họ vẫn tiếp tục gây khó khăn, nhưng họ sẽ thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ các công ty Trung Quốc.
Có một khoảng thời gian bốn tháng để áp dụng mức thuế xe điện tạm thời và các cuộc đàm phán chuyên sâu dự kiến sẽ tiếp tục giữa hai bên khi Bắc Kinh đe dọa sẽ trả đũa trên diện rộng.
Kể từ tháng 1, Bắc Kinh đã mở các cuộc điều tra trả đũa đối với rượu mạnh và thịt lợn nhập khẩu từ châu Âu, chủ yếu nhắm vào các lợi ích thương mại của Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Đan Mạch khi khối 27 nước này còn do dự không biết có nên ủng hộ EC trong cuộc bỏ phiếu tư vấn sắp tới về thuế quan đối với xe điện hay không.
Hãng tin Global Times của Trung Quốc cũng đưa tin rằng các quan chức đang cân nhắc mở cuộc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm sữa nhập khẩu từ châu Âu và áp thuế đối với ô tô động cơ lớn chạy bằng xăng được sản xuất tại châu Âu.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã hé lộ những hành động tiếp theo của họ thông qua các bình luận trên phương tiện truyền thông nhà nước và các cuộc phỏng vấn với những nhân vật trong ngành.
Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc đã chọn rượu mạnh và thịt lợn để thuyết phục Pháp và Tây Ban Nha, những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất các biện pháp hạn chế của EU, tham gia cùng Đức, quốc gia có các hãng sản xuất ô tô chiếm 1/3 doanh số bán hàng vào năm ngoái tại Trung Quốc và được cho là muốn vận động Ủy ban ngừng áp dụng thuế quan.
Sau khi khối này xác nhận mức thuế tạm thời sẽ có hiệu lực từ ngày 5/7, Global Times đã đăng một bài viết kêu gọi EU "thể hiện sự chân thành" trong các cuộc đàm phán về việc hạn chế xe điện và một bài xã luận riêng kêu gọi Brussels xem xét sự phản đối của các nhà sản xuất ô tô châu Âu đối với việc hạn chế này.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đã giảm trong phiên 5/7, dẫn đầu là Geely Automobile giảm 4,1% xuống còn 8,34 đô la Hồng Kông, mức thấp nhất kể từ ngày 7/3.
Cùng ngày, SAIC Motors tuyên bố công ty sẽ chính thức yêu cầu Ủy ban châu Âu tổ chức phiên điều trần về mức thuế tạm thời đối với nhà sản xuất xe điện Trung Quốc này.
Công ty mẹ không niêm yết của Geely Automobile, Geely, phải đối mặt với mức thuế bổ sung là 19,9%, ngoài mức thuế tiêu chuẩn 10% của EU đối với ô tô nhập khẩu.
Các thương hiệu Trung Quốc MG và NIO trước đó cho biết họ có thể tăng giá tại châu Âu vào cuối năm nay để ứng phó với lệnh hạn chế.
Châu Âu yêu cầu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc: Chuẩn bị trả thuế
- Cơn sốt AI ‘thổi bùng’ lợi nhuận Samsung, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ 05/07/2024 01:21
- ‘Vượt rào’ để bán chip cho Trung Quốc, Nvidia sắp thu về 12 tỷ USD 05/07/2024 10:28
- Kinh tế Nga ‘thăng hoa’ nhờ chiến sự 04/07/2024 03:47
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.