Giấc mơ bán dẫn: Đà Nẵng lấy đâu ra 5.000 kỹ sư tiêu chuẩn toàn cầu?

Khánh Hồng - 07/10/2024 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Với mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm vi mạch bán dẫn lớn của Việt Nam, Đà Nẵng sẽ đào tạo 5.000 kỹ sư không chỉ làm việc cho thành phố mà còn đủ khả năng làm việc trên toàn cầu.

Mô hình liên minh 3 nhà

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Theo đó, Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 (2024 - 2030), quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam giai đoạn này sẽ đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Đối với Đà Nẵng, đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trong ba trung tâm vi mạch bán dẫn lớn của Việt Nam, hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về vi mạch bán dẫn gắn với phát triển đồng bộ hệ sinh thái vi mạch bán dẫn. Cụ thể, thành phố đặt mục tiêu tập trung tranh thủ tận dụng mọi nguồn lực để đào tạo, thu hút tối thiểu 5.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành vi mạch bán dẫn vào năm 2030, trong đó có ít nhất 2.000 nhân lực thiết kế và 3.000 nhân lực kiểm thử, đóng gói.

Để đạt được mục tiêu trên, thành phố thúc đẩy hình thành, phát triển mô hình liên minh đào tạo hợp tác 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà Doanh nghiệp. Trong đó, chính quyền thành phố là cơ quan điều phối, thiết lập cơ chế hợp tác; định hướng về chiến lược, mục tiêu, lộ trình thực hiện; ban hành các chính sách và hỗ trợ ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực; đầu tư hạ tầng chia sẻ dùng chung; thiết lập hệ thống kết nối cung cầu nhân lực vi mạch bán dẫn giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Đà Nẵng đã có Công viên phần mềm đáp ứng nhu cầu làm việc của các nhân sự trong ngành vi mạch bán dẫn.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho hay vi mạch bán dẫn cần có một hệ sinh thái. Trong định hướng, thành phố nhất quán quan điểm liên minh: Nhà nước - Doanh nghiệp – Cơ sở đào tạo, cùng hướng tới mục tiêu trước mắt đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng làm việc trên phạm vi toàn cầu. Đây là một trong những mục tiêu rất lớn.

“Chúng tôi không chỉ đào tạo nhân lực phục vụ cho thành phố hay Việt Nam mà phải đáp ứng được yêu cầu toàn cầu. Muốn vậy thì sự liên minh giữa Thành phố - Doanh nghiệp – Cơ sở đào tạo phải làm tốt”, ông Quảng nhấn mạnh.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho biết từ sau các chuyến công tác của lãnh đạo thành phố, đã có nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn đã đến khảo sát môi trường đầu tư tại Đà Nẵng như Tập đoàn Synopsys, Intel, Qualcomm, Marvell, Nvidia…

“Các đối tác đánh giá khả quan tiềm năng, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo của Đà Nẵng. Đồng thời, thống nhất đề xuất hợp tác, hỗ trợ kêu gọi đầu tư về cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại thành phố nhằm đáp ứng sự phát triển của thành phố và nhu cầu nhân lực của chính các doanh nghiệp”, Chủ tịch Lê Trung Chinh cho biết thêm.

Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, trên cơ sở các định hướng chính sách hỗ trợ, ưu đãi đã được Quốc hội thông qua, hiện nay thành phố cũng đang dự thảo xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trên địa bàn TP. Đà Nẵng nhằm cụ thể hoá các nội dung ưu đãi hỗ trợ, kịp thời ban hành và áp dụng vào đầu năm 2025. Qua đó, góp phần nhanh chóng kiến tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút mạnh mẽ các đối tượng theo học ngành vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia, trí thức về làm việc, giảng dạy, chuyển giao công nghệ, đầu tư và khởi nghiệp cũng như có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của thành phố.

Ông Lê Quang Đạm, Tổng giám đốc Marvell Việt Nam, cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Vì vậy, cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học… trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kỹ thuật về công nghệ mới. Chỉ có như vậy mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên thế giới.

Mục tiêu đạt 5.000 kỹ sư là khả thi

PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng), nhận định nhân lực chất lượng cao là một thách thức đối với Việt Nam trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Tuy nhiên, con số mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư vi mạch của Việt Nam vào năm 2030 là rất khả thi.

PGS.TS Huỳnh Công Pháp dẫn chứng, năm ngoái cả nước chỉ có khoảng 300 chỉ tiêu về vi mạch bán dẫn nhưng năm nay đã có 25 cơ sở đào tạo đại học công bố tuyển sinh ngành vi mạch, tổng chỉ tiêu hơn 3.000, tăng gấp 10 lần. Đây là một con số ấn tượng. Đặc biệt chất lượng đầu vào ngành vi mạch bán dẫn và ngành gần khá tốt khi điểm tuyển sinh rất cao. Ở miền Trung có 3 trường tuyển sinh vi mạch bán dẫn, trong đó điểm chuẩn từ 24-27 điểm.

PGS.TS Huỳnh Công Pháp tin rằng, với các chính sách của Đà Nẵng khi Nghị quyết 136 được đưa vào áp dụng, con số chỉ tiêu ngành vi mạch bán dẫn không dừng lại ở đó. “Với cách làm như hiện nay, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng có 5.000-6.000 kỹ sư thiết kế vi mạch”, ông Pháp nói.

Thành phố cũng phấn đấu cuối năm 2024 tiếp tục đưa vào vận hành Khu Công viên phần mềm số 2.

Tuy nhiên, PGS.TS Huỳnh Công Pháp lo ngại vấn đề những sinh viên giỏi, đạt giải cao ở các cuộc thi lớn được học bổng thường tìm đến những nước phát triển để lĩnh hội tri thức rồi quen với môi trường ở đó và rất khó trở về. Vì vậy, Đà Nẵng cần có chính sách giữ chân “người tài”, tăng cường hợp tác nhà trường với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào công tác đào tạo, đừng chờ đến khi sinh viên ra trường mới tìm kiếm tuyển dụng. Thành phố cũng cần có các chính sách để hỗ trợ các trường đưa giảng viên nước ngoài về đào tại cho sinh viên.

Trong khi đó, ông Vũ Duy Việt, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu phát triển Infineon Technologies AG Việt Nam cho biết, các công ty châu Âu, Đức… rất coi trọng đến sự cân bằng của đội ngũ, họ sẽ không yên tâm khi chỉ có toàn đội ngũ trẻ. Vì vậy, ngoài các chính sách hỗ trợ đào tạo tại trường đại học, cần các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho những người có kinh nghiệm, những chuyên gia trong và ngoài nước về Đà Nẵng xây dựng đội ngũ nòng cốt ban đầu, tạo lòng tin cho lãnh đạo cấp cao của các công ty công nghệ lớn.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương cho rằng Đà Nẵng có vị trí địa lý chiến lược, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo hội tụ các yếu tố cốt lõi để phát triển trở thành trung tâm vi mạch mới của Việt Nam và khu vực.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, thể hiện sự ủng hộ của Trung ương dành cho sự đầu tư phát triển lĩnh vực này tại Đà Nẵng.

“Đây là cơ hội cho thành phố tập trung nguồn lực, tạo bứt phá mạnh mẽ và nhấn mạnh phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn là lựa chọn chiến lược của đất nước dành cho Đà Nẵng”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương nói.

Cuộc đua bán dẫn: Việt Nam trước cơ hội ngàn năm có một

Cuộc đua bán dẫn: Việt Nam trước cơ hội ngàn năm có một

Công nghệ
(VNF) -Việt Nam đang đứng trước cơ hội "nghìn năm có một" để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, để cơ hội thành hiện thực Việt Nam cần phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cùng chuyên mục
Lý do khiến MHDI1 và cả liên danh ‘trượt’ gói thầu trị giá hơn 100 tỷ

Lý do khiến MHDI1 và cả liên danh ‘trượt’ gói thầu trị giá hơn 100 tỷ

(VNF) - Tham gia đấu thầu gói thầu xây dựng trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân - Hà Nội) trị giá hơn 100 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà MHDI1 bị đánh “trượt” do không đáp ứng được hàng loạt tiêu chí về hồ sơ kỹ thuật (HSDT).

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 liệu có cán đích?

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 liệu có cán đích?

(VNF) - PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM khẳng định dù bão số 3 có thể làm giảm 0,2% GDP nhưng nếu xuất khẩu và tiêu dùng vẫn tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,0 – 6,5% là hoàn toàn khả thi.

Giữ nguyên mức phạt từ 6 - 8 triệu với người vi phạm nồng độ cồn

Giữ nguyên mức phạt từ 6 - 8 triệu với người vi phạm nồng độ cồn

(VNF) - Tại dự thảo lần 3, Bộ Công an bỏ đề xuất chỉ phạt dưới 1 triệu đồng đối với người vi phạm nồng độ cồn mức thấp nhất, thay vào đó giữ nguyên mức phạt từ 6 đến 8 triệu đồng.

Bắt gần 1 tỷ USD hàng lậu chuyển qua biên giới về Việt Nam

Bắt gần 1 tỷ USD hàng lậu chuyển qua biên giới về Việt Nam

(VNF) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Hải Quan cho biết tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp. Cụ thể, Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 13.000 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 23.757 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD)

Tăng trưởng GDP vượt dự báo, cổ phiếu ngành nào sẽ bứt tốc?

Tăng trưởng GDP vượt dự báo, cổ phiếu ngành nào sẽ bứt tốc?

(VNF) – Sau khi thị trường đón nhận thông tin tích cực về tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia đều cho rằng cổ phiếu ngân hàng sẽ bứt phá trong thời gian tới.

Giá dầu tăng vọt do xung đột Trung Đông, đình công lan rộng các cảng Mỹ

Giá dầu tăng vọt do xung đột Trung Đông, đình công lan rộng các cảng Mỹ

(VNF) - Tình hình ở Trung Đông leo thang nhanh chóng trong những ngày gần đây, đẩy giá dầu quốc tế tăng vọt. Bên cạnh đó, các công nhân xếp dỡ hàng đã chấm dứt một cuộc đình công làm gián đoạn hoạt động vận chuyển dọc theo Bờ Đông và Bờ Vịnh Mỹ.

 'Bây giờ không làm, 10 năm nữa sẽ mất lợi thế'

'Bây giờ không làm, 10 năm nữa sẽ mất lợi thế'

(VNF) - ESG từ lâu đã là bộ chỉ số tiêu chuẩn của toàn cầu cho mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam các DN đang khá lúng túng trong việc thực hành ESG do nhiều vướng mắc về pháp lý, kinh nghiệm… Các chuyên gia cho rằng, nếu bây giờ không làm, 10 năm nữa DN Việt sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh

 Lãnh đạo không khoan nhượng: Sự 'tàn nhẫn' của tỷ phú Jensen Huang

Lãnh đạo không khoan nhượng: Sự 'tàn nhẫn' của tỷ phú Jensen Huang

(VNF) - Trong mắt các nhân viên Nvidia, tỷ phú Jensen Huang là một ông chủ cực kỳ khó tính. Bản thân CEO nhà Nvidia cũng tự nhận mình là một lãnh đạo nghiêm khắc và ông không hề hối hận vì điều này.

Những trường hợp bị từ chối thanh toán thẻ ngân hàng

Những trường hợp bị từ chối thanh toán thẻ ngân hàng

(VNF) - Điều 25 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về các trường hợp bị từ chối thanh toán thẻ ngân hàng.

Trại thực nghiệm tiền tỷ tan hoang bên bờ biển Hà Tĩnh

Trại thực nghiệm tiền tỷ tan hoang bên bờ biển Hà Tĩnh

(VNF) - Trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), có vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ sở chỉ hoạt động ít năm rồi bỏ không suốt gần 10 năm qua. Giờ đây, cơ sở này trở nên hoang tàn, đổ nát.