Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh Bắc Ninh về việc chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh).
Theo đó, dự án đường vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có tổng chiều dài tuyến là 35,3km, đi qua 3 huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và TP. Bắc Ninh. Trong đó, đoạn tuyến vành đai 4 dài khoảng 25,6km; tuyến nối từ cuối dự án theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long đến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang dài khoảng 9,7km.
Quy mô đầu tư đường vành đai 4 với phần đường cao tốc giai đoạn đầu là 4 làn xe và hệ thống đường đô thị, đường song hành 2 bên; tuyến nối từ cuối dự án theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang sẽ phân kỳ đầu tư đồng bộ toàn tuyến đảm bảo quy mô 4 làn xe.
Nội dung đầu tư thuộc trách nhiệm của tỉnh Bắc Ninh đối với đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ bao gồm việc thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh và đầu tư hệ thống đường đô thị, đường song hành thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh.
Tổng vốn đầu tư của dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô đoạn tỉnh Bắc Ninh dự kiến khoảng 5.210 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng toàn tuyến thuộc địa phận Bắc Ninh khoảng 2.480 tỷ đồng; đầu tư đường 2 bên khoảng 2.730 tỷ đồng.
Dự kiến nguồn vốn theo đề xuất của dự án gồm ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng là 2.110 tỷ đồng; ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh là 3.100 tỷ đồng. (Xem thêm)
UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là 1 trong 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài 210km đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2020-2025.
Theo đó, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có chiều dài toàn tuyến là 73,64km. Điểm đầu của dự án giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc và điểm cuối giao với đường cao tốc Liên Khương - Prenn tại cửa ngõ vào TP. Đà Lạt.
Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2022-2025) xây dựng 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc 80km/h. Giai đoạn 2 (sau năm 2030), cao tốc mở rộng lên 8 làn, rộng gần 25m, tốc độ khai thác 100km/h, có làn dừng khẩn cấp.
Tổng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 5.420 tỷ đồng do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang đề xuất triển khai. (Xem thêm)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ký tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án vành đai tại Hà Nội và TP. HCM. (Ảnh minh họa)
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội, UBND TP. HCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô và dự án đường vành đai 3 TP. HCM.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm việc với UBND TP. Hà Nội và UBND TP. HCM để rà soát hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, xây dựng báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô và dự án vành đai 3 TP. HCM. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1).
heo Bộ GTVT, dự án có điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại vị trí giao cắt tại khoảng Km12+450 đường Hồ Chí Minh tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với tổng chiều dài khoảng 117,5 km.
Dựa vào nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, trong đó đoạn Km0+000 - Km7+700 (nút giao cao tốc Bắc - Nam phía Đông) là 4 làn xe hoàn thiện, mặt cắt ngang 24,75m; đoạn Km7+700 - Km117+500 (cuối tuyến) là 4 làn xe phân kỳ, mặt cắt ngang 17m; các vị trí công trình hầm, một số cầu qua địa hình khó khăn, yếu tố kỹ thuật phức tạp và các đoạn nền đường đào sâu, đắp cao theo quy mô hoàn thiện.
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 938,54 ha, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch 4 làn xe. Đồng thời, dự án sẽ được chuẩn bị đầu tư trong năm 2022; giải phóng mặt bằng trong năm 2022 - 2024; khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2026.
Bộ GTVT cho biết dự án có tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 bố trí khoảng 13.250 tỷ đồng, gồm 6.539 tỷ đồng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT; 2.320 tỷ đồng dự kiến từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 4.391 tỷ đồng từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT sau khi rà soát, điều chỉnh từ các dự án giảm nhu cầu và nguồn thu được từ nhượng quyền khai thác các đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; giai đoạn 2026 – 2030 là khoảng 8.685 tỷ đồng. (Xem thêm)
Ngày 21/3, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển dự án tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng kết nối Lào - Việt Nam.
Theo bản ghi nhớ, FLC và Petro Trade sẽ cùng tham gia đầu tư, xây dựng, phát triển dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng, đoạn từ cảng Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) đến cửa khẩu Cha Lo (tỉnh Quảng Bình), với mục tiêu khởi công ngay trong quý 4/2022.
Đây là một phần quan trọng trong toàn tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng có tổng chiều dài khoảng 400km và tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Trong đó phần vốn đầu tư bên Việt Nam là gần 1,6 tỷ USD theo hình thức PPP.
Được biết, cảng Vũng Áng là cửa ngõ giao thông giữa miền Trung Việt Nam, miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Khi đi vào vận hành, tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng sẽ kết nối trực tiếp thị trường hàng hóa của Lào, Thái Lan, Myanmar với cảng Vũng Áng của Việt Nam, thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
Ngoài ra, đây còn là một trong những dự án trọng điểm được Chính phủ hai nước quan tâm, đồng thuận phát triển, nhằm phát huy hiệu quả vị trí địa lý của Lào và lợi thế biển của Việt Nam. Tuyến đường sắt nói trên chắc chắn cũng sẽ tạo thêm nhiều cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp hai nước Việt - Lào trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là du lịch, dịch vụ… (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.