Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo kế hoạch gần nhất, Bộ GTVT sẽ bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho UBND TP. Hà Nội để khai thác thương mại vào dịp 1/5. Tuy nhiên, dự án này thêm lần nữa không đạt được kế hoạch đặt ra.
Theo Bộ GTVT, Tư vấn ACT đã ban hành chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đây là cơ sở để Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đưa ra quyết định cuối cùng nghiệm thu công trình.
Sau khi có kết quả nghiệm thu, Bộ GTVT mới có thể bàn giao cho UBND TP. Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.
Cũng theo Bộ GTVT, hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị. Từ đầu tháng 4/2021 đến nay, Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) và Công ty Metro Hà Nội đã hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ tài liệu, kiểm đếm tài sản.
Bộ GTVT lý giải hiện các điều kiện kỹ thuật của dự án đã đảm bảo có thể vận hành, nhưng hồ sơ, thủ tục nghiệm thu còn phụ thuộc vào quy trình kiểm tra, xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của Tư vấn ACT và Hội đồng kiểm tra nhà nước. Do đó, mốc thời gian khai thác không đạt được như mong muốn. (Xem thêm)
Ban Dự án số 7 đề xuất Bộ GTVT đầu tư dự án tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ.
Theo Ban quản lý dự án 7, hiện nay từ TP. HCM đi các tỉnh miền Tây Nam bộ (không kể tuyến cao tốc có thu phí) có thể đi theo hai hướng chính là Quốc lộ 1 hoặc đi đường vòng theo tuyến N2. Trong đó, tuyến N2 phải đi rất xa nên đa phần đều đi theo tuyến Quốc lộ 1. Tuy nhiên, Quốc lộ 1 hiện nay đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn giao thông.
Tuyến Quốc lộ 1 là tuyến đường huyết mạch nối TP. HCM với đồng bằng sông Cửu Long. Dự án này nhằm kết nối hoàn thiện giao thông giữa TP. HCM với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao.
Theo đó, điểm đầu của đoạn nâng cấp tại Km1924+815 (ranh giới giữa TP. HCM và tỉnh Long An), thuộc địa phận tỉnh Long An; điểm cuối tại Km2078+317 (điểm đầu dự án BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, gần ranh giới giữa TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang), thuộc địa phận TP. Cần Thơ.
Tổng mức đầu tư dự án là gần 2.200 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp hơn 1.400 tỷ đồng, còn lại là phần giải phóng mặt bằng, dự phòng... Công trình dự kiến khởi công năm 2022 và hoàn thành năm 2024. (Xem thêm)
Ban quản lý dự án 7 vừa trình Bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vân Phong – Nha Trang thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Dự án dài 83 km, với điểm đầu tại Km285 (nút giao phía Nam hầm Cổ Mã), địa phận xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại vị trí giao với đường Quốc lộ 27C thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, kết nối với dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Nha Trang – Cam Lâm.
Để phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực và đảm bảo hiệu quả đầu tư, Ban quản lý dự án 7 đề xuất phân kỳ đầu tư dự án, trong đó giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m; cứ 4 – 5 km bố trí đoạn dừng xe khẩn cấp, khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, với tổng mức đầu tư dự kiến chưa bao gồm lãi vay là 12.906 tỷ đồng.
Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án sẽ bắt đầu tuyển chọn nhà đầu tư vào đầu năm 2022, khởi công công trình sau khoảng 6 tháng và hoàn thành, đưa vào khai thác vào cuối năm 2024. (Xem thêm)
Theo thông tin cập nhật mới nhất trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vừa thông báo thay đổi về thông tin vốn điều lệ.
Trong đó, hãng hàng không này đã thay đổi thông tin vốn điều lệ tăng từ 12.500 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 28%.
Toàn bộ số vốn tăng thêm được góp bằng Đồng Việt Nam và là nguồn vốn tư nhân. Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu vốn sau tăng không được công ty thông báo trong tờ trình thay đổi.
Với lần tăng vốn điều lệ này, Bamboo Airways trở thành hãng hàng không có vốn lớn nhất thị trường trong nước, vượt Vietnam Airlines.
Trên thị trường hàng không hiện nay, Vietnam Airlines có vốn điều lệ 14.183 tỷ đồng, Vietjet Air hơn 5.400 tỷ đồng, Vietravel Airlines 700 tỷ đồng. (Xem thêm)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.