Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong hai năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn; phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Thủ tướng quyết định chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp các dự án thành phần, kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).
Thủ tướng cũng quyết định chỉ định thầu với các gói thầu quan trọng khác nếu thấy cần thiết về tư vấn liên quan đến dự án, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Việc này được thực hiện trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Giao thông Vận tải và kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 sẽ gồm các đoạn từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau với chiều dài khoảng 729km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công.
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 5.481ha, trong đó đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên khoảng 1.532ha, đất rừng phòng hộ khoảng 110ha, đất rừng sản xuất khoảng 1.436ha.
Tổng mức đầu tư của dự án là 146.990 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện là chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026. (Xem thêm)
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng.
Thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết sân bay quốc tế Cát Bi, trong đó bổ sung quy hoạch đường cất hạ cánh số 2.
Đáng chú ý, về việc nghiên cứu xây dựng cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng sau năm 2030, Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu phương án xây dựng cảng hàng không Tiên Lãng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
Trước đó, tại buổi làm việc với Thủ tướng vào cuối tháng 12/2021, TP. Hải Phòng đã đề nghị Chính phủ cho phép thành phố tự đầu tư kinh phí để nghiên cứu quy hoạch chi tiết về xây dựng cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng, để bắt đầu xây dựng từ năm 2030.
Hồi tháng 3/2021, UBND TP. Hải Phòng từng có văn bản gửi Bộ GTVT, trong đó đề nghị xem xét xác định sân bay Tiên Lãng là cảng hàng không quốc tế số 2 vùng Thủ đô trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Xem thêm)
Ngày 7/2, dự án thành phần II (giai đoạn 2) thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã chính thức được khởi công tại Hà Nam.
Dự án thành phần II (giai đoạn 2) thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng mức đầu tư 702,82 tỷ đồng, dài 16,3km, do Sở GTVT tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư. Thời gian hoàn thành dự án năm 2023.
Bộ GTVT được yêu cầu phối hợp các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên chỉ đạo, điều hành công tác quản lý thi công xây dựng toàn tuyến bảo đảm đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư.
Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát thi công được yêu cầu nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình tốt nhất; nhà thầu phải bảo đảm công trình thật sự mẫu mực, làm gương cho các dự án khác trên địa bàn tỉnh cả về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả quản lý. (Xem thêm)
Theo đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và các tổ chức tín dụng khác tham gia hợp vốn gồm Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thống nhất cấp vốn tín dụng cho dự án PPP Diễn Châu - Bãi Vọt.
Hạn mức tín dụng dự án được cấp là 3.560 tỷ đồng. Phần vốn còn lại, nhà đầu tư sẽ tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án để đảm bảo đủ vốn BOT là 5.090 tỷ đồng theo quy định hợp đồng.
Hợp đồng tín dụng của dự án PPP Diễn Châu - Bãi Vọt đã được ký kết vào ngày 12/2/2022.
Dự án Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc phạm vi 2 tỉnh Nghệ An (44,40km) và Hà Tĩnh (4,9km), có điểm đầu thuộc địa phận xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và điểm cuối thuộc địa phận xã Đức Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng chiều dài khoảng 49,3km.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 11.157,8 tỷ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.090 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia hơn 6.067 tỷ đồng. Thời gian xây dựng đoạn đường này là 36 tháng, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 6 tháng. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I.
Theo đó, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là Trưởng ban và ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam là Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Ban chỉ đạo cũng bao gồm các thành viên là đại diện các cơ quan chức năng của Bộ GTVT, các doanh nghiệp khai thác cảng hàng không và quản lý bay. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông được giao chủ trì đề xuất thành lập tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo.
Theo quyết định thành lập, ban chỉ đạo có trách nhiệm thường xuyên kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch triển khai dự án cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo sẽ xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời đề xuất với Chính phủ có giải pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ dự án. (Xem thêm)
Ngày 10/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì phiên họp thứ nhất của tổ công tác triển khai thực hiện dự án xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh đây là phiên họp đầu tiên nhưng hết sức quan trọng nhằm phân công nhiệm vụ cho các thành viên của tổ công tác.
Đây cũng là phiên họp quyết nghị phương án tiền khả thi đầu tư dự án để kịp thời trình Chính phủ vào ngày 10/3 tới đây theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thường trực Thành ủy TP. Hà Nội cũng đã xác định chủ trương triển khai dự án là những nội dung lớn, là cơ sở, tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị cũng như đời sống nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP. Chu Ngọc Anh đề nghị các thành viên tổ công tác, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan đến dự án căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung đóng góp ý kiến, rà soát hướng tuyến, quy mô đầu tư của dự án; rà soát việc điều phối ngân sách Trung ương và địa phương sao cho hợp lý, hài hòa và khả thi.
Từ đó, tổ công tác sẽ tổng hợp để có báo cáo giải trình về đề xuất đầu tư; đưa ra định hướng đầu tư đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiến độ Chính phủ đã đề ra. (Xem thêm)
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.