Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đây là một trong những yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại phiên họp thứ ba của Ban chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT).
Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược. Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ dành khoảng 470.000 tỷ đồng đầu tư cho các dự án, công trình giao thông.
"Người dân đang cần, doanh nghiệp đang cần. Các đồng chí có suy nghĩ việc này không? Vấn đề đặt ra là phải đổi mới tư duy, cách tiếp cận, cách làm", Thủ tướng nói và yêu cầu lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu, doanh nghiệp đều phải thay đổi suy nghĩ, cách xử lý vấn đề, tổ chức thực hiện, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính.
Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chậm trễ trong triển khai các dự án, công trình giao thông theo kế hoạch đề ra.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, đẩy nhanh các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xử lý ngay những vướng mắc thuộc thẩm quyền, lĩnh vực quản lý, không chờ đợi; nêu rõ vướng mắc ở đâu, thuộc trách nhiệm của ai, không nói chung chung.
Về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tái định cư, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động, hỗ trợ người dân.
Đối với hoạt động đấu thầu, đấu giá, Thủ tướng lưu ý hết sức trách nhiệm, nghiêm túc, công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng tiêu cực, tiến hành thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu.
Trong tổ chức thực hiện, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, các địa phương chủ quản đầu tư, nhất là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo dõi tiến độ, giao ban thường xuyên, khoa học, tăng cường kiểm tra giám sát đến từng ban quản lý dự án, nhà thầu, doanh nghiệp. (Xem thêm)
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa có chuyến kiểm tra, thị sát đầu tiên tại các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, các đoạn: Nghi Sơn - Diễn Châu, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Tại dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã truy từng lãnh đạo các gói thầu về tiến độ triển khai công trình, trong đó khẳng định các nhà thầu sẽ phải hoàn thành, đưa vào khai thác đồng bộ công trình chứ không chỉ dừng ở việc thông xe kỹ thuật.
Dừng chân tại gói thầu XL12, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nghiêm khắc phê bình một nhà thầu đang thi công không đảm bảo tiến độ là Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, thời điểm hiện tại, công tác huy động máy móc, thiết bị, nhân lực của Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long chưa đáp ứng yêu cầu (chưa huy động đủ mũi thi công, chưa huy động đủ thiết bị đặc biệt là lu rung và máy đào công suất lớn).
Bức xúc với tình trạng thi công chậm tiến độ của Tổng công ty Hoàng Long, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu loại bỏ nhà thầu này và yêu cầu Tập đoàn Đèo Cả với tư cách đứng đầu liên danh nhà thầu đảm đương, làm bù hết khối lượng còn lại của nhà thầu Hoàng Long.
"Bất kể nhà thầu nào không hoàn thành hợp đồng tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 cũng sẽ bị xử lý vi phạm hợp đồng và không được xem xét tham gia ở dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh. (Xem thêm)
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT tải liên quan đến việc Công ty Cổ phần IPP Air Cargo xin rút hồ sơ và dừng thủ tục cấp giấy phép.
Theo Cục Hàng không, IPP Air Cargo xin rút hồ sơ và dừng thủ tục cấp giấy phép vì tình hình biến động và bất ổn của thị trường hàng hóa toàn cầu hiện nay, cũng như dự báo khó khăn của ngành vận chuyển hàng hóa trong vài năm tới do biến động về giá nhiên liệu và nguy cơ suy thoái kinh tế diện rộng.
"Như vậy, đề nghị rút hồ sơ và dừng thủ tục cấp giấy phép là mong muốn chủ quan của doanh nghiệp, không liên quan đến quá trình tiếp nhận hồ sơ, xem xét thẩm định hồ sơ từ Cục Hàng không Việt Nam đến Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ", Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.
Về chi phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp, Cục Hàng không cho biết đã qua bước tổ chức thẩm định tại Cục Hàng không và báo cáo Bộ GTVT kết quả thẩm định, nên không được hoàn trả lại mà sẽ nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Cơ quan chức trách hàng không Việt Nam cũng cho biết do IPP Air Cargo đã có văn bản về việc không tiếp tục xin giấy phép nên doanh nghiệp có thể chủ động làm việc với ngân hàng để giải tỏa khoản tiền vốn điều lệ (300 tỷ đồng). (Xem thêm)
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến việc báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro).
Theo đó, cử tri phản ánh năm đầu tiên vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỷ đồng và đề nghị TP. Hà Nội cho biết giải pháp khắc phục tình trạng này.
Trả lời kiến nghị cử tri, UBND TP. Hà Nội cho biết theo báo cáo tài chính năm 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, lỗ lũy kế từ khi thành lập đến ngày 31/12/2021 là 159 tỷ đồng (trong đó số chi phí phát sinh từ khi thành lập ngày 27/11/2014 đến ngày 5/11/2021 là 139 tỷ đồng; lỗ phát sinh từ ngày 6/11/2021 đến ngày 31/12/2021 là 20 tỷ đồng).
Nguyên nhân hoạt động 2 tháng cuối năm 2021 thua lỗ có thể kể đến như số lượng khách di chuyển bằng đường sắt 2 tháng năm 2021 là 874.000 lượt hành khách, thấp hơn nhiều so với kế hoạch dự kiến khoảng 4.900.000 lượt hành khách; đồng thời hệ thống mạng đường sắt đô thị chưa kết nối đồng bộ các tuyến nên chưa hấp dẫn để thu hút được đông đảo người dân tham gia.
Bên cạnh đó, mặc dù lượng hành khách di chuyển chưa cao, song chi phí vận hành (điện, nhân công...) không thể cắt giảm; giai đoạn đầu đưa vào vận hành tuyến 2A, giá vé tạm tính, với số lượng người tham gia giao thông bằng đường sắt chưa cao khiến doanh thu bán vé không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh liên quan. (Xem thêm)
Sở GTVT TP. HCM dự kiến trình HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng cho hai đoạn Vành đai 2 dài 6km đi qua TP. Thủ Đức.
Theo đề xuất, đoạn 1 dài 3,5km, từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội dự kiến vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 8.600 tỷ đồng; đoạn 2 dài 2,8km, từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng, tổng vốn hơn 8.400 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, cả hai dự án được giải phóng mặt bằng toàn bộ theo thiết kế, làm trước đường song hành hai bên và xây dựng hoàn chỉnh các nút giao (giai đoạn 1).
Ngoài hai đoạn trên, tuyến còn hai đoạn khác dài khoảng 8km chưa khép kín. Trong đó, đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP. Thủ Đức), dài 2,7km, đã triển khai nhưng chưa xong; đoạn còn lại dài 5,3km, từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh ở phía nam thành phố chưa được xây dựng, dự tính đầu tư với tổng vốn hơn 9.200 tỷ đồng. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.