Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, vừa chủ trì cuộc họp nghe Tổng công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) báo cáo dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo TEDI, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài gần 60km đường cao tốc và 8,8km tuyến nối với tổng mức đầu tư gần 23.700 tỷ đồng.
Đơn vị đầu tư đề xuất 3 phương án. Cụ thể, phương án 1 đầu tư toàn bộ dự án từ Biên Hòa đến Vũng Vằn (TP. Bà Rịa) theo hình thức đối tác công tư PPP. Với phương án này tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ bỏ ra 7.704 tỷ đồng, trung ương hỗ trợ tỉnh Đồng Nai 5.756 tỷ đồng, còn lại nhà đầu tư khoảng 10.233 tỷ đồng.
Phương án thứ 2 là tách dự án thành 2 đoạn, trong đó đoạn 1 từ Biên Hòa đến TX. Phú Mỹ và nhánh nối vào cảng Cái Mép - Thị Vải được đầu tư theo hình thức PPP với mức đầu tư 15.633 tỷ đồng, còn lại đoạn 2 từ Phú Mỹ đến Vũng Vằn có mức đầu tư khoảng 8.060 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phương án thứ 3 là tách tuyến nhánh nối vào cảng Cái Mép - Thị Vải và đoạn tuyến nút giao từ nút giao Quốc lộ 56 đến Vũng Vằn đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, còn lại đoạn từ Biên Hòa đến nút giao tuyến tránh Quốc lộ 56 tổ chức đầu tư theo hình thức PPP với mức đầu tư 18.587 tỷ đồng.
Kết luận cuộc họp, ông Lê Tuấn Quốc thống nhất chọn phương án 2 đồng thời yêu cầu đơn vị tư vấn và các sở, ngành liên quan sớm hoàn thành báo cáo tiền khả thi để trình Tỉnh ủy xem xét vào giữa tháng 9/2020, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư. (Xem thêm)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa phát đi thông cáo báo chí liên quan đến thông tin liên quan đến việc sửa chữa cầu Thăng Long và sự xuất hiện của các chuyên gia Trung Quốc tại dự án này.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết dự án sửa chữa cầu Thăng Long bắt đầu thi công từ ngày 16/8. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào cuối quý IV/2020.
Quá trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long bao gồm các hạng mục: cào bóc lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép và sơn chống gỉ; hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép; lắp đặt lưới thép; đổ bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ chịu nén 120MPa, dày tối thiểu 6cm; tạo nhám và thi công lớp dính bám sau đó phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa polyme dày 4cm.
Với những giải pháp này, sau khi được sửa chữa, theo kết quả tính toán và thí nghiệm trên mô hình, độ cứng của bản mặt cầu đã tăng tối thiểu 3 lần.
Ngoài ra, dự án cũng sửa chữa các hạng mục khác để đồng bộ với mặt đường xe chạy như thay thế 6 khe co giãn đã bị hư hỏng; sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
Giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long sử dụng công nghệ lõi của châu Âu, do đội ngũ chuyên gia, kỹ sư trong nước làm chủ các nội dung chủ yếu của công tác thiết kế, thi công.
Toàn bộ quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp sửa chữa và tiến hành thi công đều được thực hiện bởi tư vấn và nhà thầu xây dựng trong nước với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kết cấu, vật liệu trong nước, không phải nhận chuyển giao công nghệ từ bất cứ quốc gia nào.
Cũng theo Tổng cục Đường bộ, tất cả giải pháp công nghệ trên được Trường Đại học Giao thông Vận tải đề xuất từ quá trình học tập, vận dụng các kinh nghiệm, kết quả đã được công bố ở nhiều nước châu Âu và áp dụng đầu tiên ở Hà Lan.
Về một số thông tin báo chí nêu liên quan đến các chuyên gia Trung Quốc trong dự án, Tổng cục Đường bộ khẳng định đây là 2 kỹ thuật viên thực hiện công tác bàn giao, hướng dẫn vận hành thiết bị theo hợp đồng mua sắm thiết bị rải và bảo dưỡng UHPC của nhà thầu.
"Hiện tại các công tác chuẩn bị thi công bê tông UHPC vẫn được triển khai theo đúng tiến độ dự kiến và việc nhập cảnh của các kỹ thuật viên không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án", Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh. (Xem thêm)
UBND tỉnh Cà Mau cho biết vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đầu tư nâng cấp sân bay Cà Mau.
Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Quốc phòng có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, nâng cấp sân bay Cà Mau trong giai đoạn 2021 - 2025, nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Cà Mau nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, trong những năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông từ các tỉnh trong vùng kết nối với tỉnh Cà Mau được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Năm 2019, Cà Mau đón gần 2 triệu lượt khách du lịch trong khi mỗi ngày chỉ có một chuyến bay (loại máy bay ATR 72-500) đến và đi, các tuyến đường quốc lộ liên kết vùng hầu hết có quy mô 2 làn xe cơ giới.
Việc đầu tư nâng cấp kéo dài đường hạ cất cánh sân bay Cà Mau đạt chiều dài 2.400m, xây dựng khu hàng không dân dụng để đạt sân bay cấp 4C, quân sự cấp 2 (theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) là hết sức cấp thiết.
Sau khi nâng cấp, sân bay Cà Mau có thể phục vụ các loại máy bay như A320, A321 hạ cất cánh và có thể khai thác các đường bay tầm trung như Hà Nội - Cà Mau - Hà Nội, Đà Nẵng - Cà Mau - Đà Nẵng...
Về hình thức đầu tư nâng cấp, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị giao Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam thực hiện. Trong trường hợp khó khăn về nguồn vốn, kiến nghị nghiên cứu lựa chọn đầu tư một số hạng mục công trình theo hình thức đối tác công tư. (Xem thêm)
Theo thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, trong ngày 2/9, đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 3 Nhổn - ga Hà Nội bắt đầu rời cảng Dunkirk (Pháp) và cập cảng Klang (Malaysia) vào ngày 5/10. Tại đây, tàu được chuyển khẩu để rời cảng Klang ngày 7/10 và tới cảng Hải Phòng dự kiến vào ngày 24/10.
Đơn vị phụ trách vận chuyển đoàn tàu là công ty Geodis Projets SAS (Cộng hòa Pháp), là một tập đoàn toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển - logistics và tối ưu chuỗi cung ứng.
Đoàn tàu có chiều rộng từ 2,75-2,95m, chiều dài 80m đối với đoàn tàu 4 toa (trong tương lai có thể kéo dài thêm 1 toa). Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, tàu có thể chở 850 - 950 hành khách/đoàn tàu và khai thác với tốc độ thương mại 35 km/h, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Cũng theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, khi hệ thống thông tin, tín hiệu... trên các nhà ga hoàn tất, đoàn tàu sẽ chạy thử nghiệm trong một vài tháng để đến năm 2021 sẽ khai thác thương mại trước đoạn trên cao.
Cùng với đoàn tàu, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cũng lên kế hoạch để vận chuyển máy đào hầm TBM và các thiết bị đào tuyến ngầm qua cảng biển Hải Phòng, sau đó vận chuyển bằng đường bộ về dự án. Máy đào và thiết bị sẽ cập cảng biển Hải Phòng theo 2 đợt, vào tháng 10 và tháng 12/2020. (Xem thêm)
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí 651 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2015 cho dự án PPP xây dựng cảng hàng không Sa Pa mà địa phương này đóng vai trò là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đặng Xuân Phong – Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh là khoản hỗ trợ này nằm ngoài định mức kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2025 mà ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương.
Được biết, khoản kinh phí 651 tỷ đồng mà UBND tỉnh Lào Cai xin hỗ trợ dự kiến được dùng để xây dựng đường trục kết nối vào cảng; khu quản lý điều hành bay; san tạo một phần khu bay…
UBND tỉnh Lào Cai sẽ huy động 543 tỷ đồng còn lại trong tổng số 1.195 tỷ đồng mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền góp vào dự án để đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính, chủ yếu là để phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Vào tháng 5/2020, UBND tỉnh Lào Cao đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên.
Cụ thể, cảng hàng không Sa Pa được xây dựng trên diện tích 371 ha là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, công suất 1,5 triệu hành khách/năm với 1 đường cất hạ cánh, hệ thống đường giao thông kết nối với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai quy mô 2 làn xe.
Tổng mức đầu tư dự án là 4.194 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương tham gia là 1.195 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đường trục vào cảng, tháp không lưu; vốn chủ sở hữu nhà đầu tư kết hợp với vốn vay thương mại là 2.999 tỷ đồng sẽ đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh và nhà ga hàng không. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.