Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Dự án Nhà máy Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu có diện tích sử dụng đất khoảng 17.358 m2 tại thôn La Giang, xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Vị trí này trước đây UBND tỉnh đã cấp cho Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Tân Phong để thực hiện Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Tân Phong (theo Giấy chứng nhận đầu tư số 04121000022, chứng nhận lần đầu ngày 06/8/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 17/01/2013).
Tuy nhiên, hiện nay Công ty không có nhu cầu thực hiện Dự án và đã có Quyết định số 01/QĐ-TP, ngày 20/12/2022 chấm dứt hoạt động Dự án và trả lại diện tích đất thuê, đồng thời đề nghị được chuyển nhượng toàn bộ tài sản gắn liền với đất cho Công ty Indong FN Co., Ltd, Hàn Quốc.
Quy mô của dự án bao gồm sản xuất hàng may mặc: Quần âu 500.000 chiếc/năm; áo thời trang 1.000.000 chiếc/năm; áo khoác 300.000 chiếc/năm; áo dạ 100.000 chiếc/năm; áo chần bông 100.000 chiếc/năm; sản xuất phụ liệu ngành may: khóa kéo răng nhựa MVN11 (500.000 chiếc/năm); khóa kéo răng đồng MVN36 (500.000 chiếc/năm); phụ kiện thêu trang trí (600.000 chiếc/năm); móc treo (600.000 chiếc/năm).
Hải Dương hiện có 492 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9,2 tỷ USD. Trong đó có 134 dự án đầu tư của Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, đứng thứ nhất về số dự án đầu tư và đứng thứ ba về tổng vốn đầu tư FDI tại Hải Dương. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu trong lĩnh vực điện, điện tử, khuôn mẫu, dịch vụ logistics, may mặc...
Trong đó, KCN Đại An đã thu hút được 97 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD, trong đó dự án của doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm trên 37%. Đây là KCN có số lượng doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia đầu tư nhiều nhất tỉnh. Các dự án của doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong KCN tạo ra hệ sinh thái công nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Việc các doanh nghiệp lớn của quốc gia này tham gia đầu tư tại Hải Dương đã thu hút được một số dự án công nghiệp phụ trợ quy mô lớn với hàm lượng công nghệ cao từ các quốc gia, điển hình như: During, Pretell, Myongshin... góp phần hình thành ngành công nghiệp phụ trợ.
Các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc được đánh giá là những nhà đầu tư có hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, thực hiện nghiêm túc và chấp hành tốt các quy định pháp luật của Việt Nam. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tăng thu cho ngân sách địa phương.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.