Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Hàng rào gia nhập (barriers to entry) là các yếu tố cản trở những người mới gia nhập thị trường, làm cho chi phí cung ứng của họ cao hơn các doanh nghiệp đã đứng vững trong ngành. Khi các doanh nghiệp đã đứng vững trong ngành định giá ở mức thấp hơn điểm tối thiểu trên đường chi phí bình quân dài hạn của người muốn gia nhập có tiềm lực mạnh nhất, họ có thể kiếm được lợi nhuận siêu ngạch trong dài hạn mà không sợ có sự gia nhậ thị trường mới. Những nguồn gốc gây ra trở ngại gia nhập là ưu thế tuyệt đối về chi phí, kinh tế quy mô, yêu cầu vốn ban đầu lớn và sự phân biệt sản phẩm.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô ngăn cản gia nhập bằng cách bắt buộc các đối thủ mới gia nhập phải có quy mô lớn và mạo hiểm với sự phản ứng mạnh mẽ từ những doanh nghiệp hiện có hoặc là gia nhập ngành với quy mô nhỏ và chấp nhận bất lợi về chi phí.
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô thể hiện ở trong hầu hết các bộ phận trong doanh nghiệp : sản xuất, mua hàng, nghiên cứu và phát triển, marketing, mạng lưới dịch vụ, sử dụng đội ngũ bán hàng và phân phối.
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng có thể xuất hiện khi công ty có chi phí chung. Chi phí chung nảy sinh khi một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A cũng có năng lực để sản xuất sản phẩm B.
Ví dụ : Công ty vận chuyển hành khách bằng xe đò sẽ có chi phí chung với vận chuyển hàng hoá loại nhẹ ( có thể vận chuyển bằng xe đó ), vì xe đò vừa có thể vận chuyển hành khách + hàng hoá cùng lúc, cho nên sẽ có thể cạnh tranh với các công ty chỉ chuyên vận chuyển hàng hoá.
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng sẽ xuất hiện khi có lợi thế do tích hợp theo chiều dọc, nghĩa là công ty hoạt động trong những giai đoạn sản xuất hoặc phân phối nối tiếp nhau.
Ví dụ : Một công ty A có lợi thế nuôi bò nhờ có sẵn nguồn thức ăn từ mía do sản xuất mía đường, tạo ra lợi thế về chi phí thấp.
Đặc trưng hoá sản phẩm
Đặc trưng hoá sản phẩm nghĩa là các doanh nghiệp có đặc trưng thương hiệu và sự trung thành của khách hàng nhờ quảng cáo, dịch vụ khách hàng, sự ưa chuộng sản phẩm hoặc đơn giản chỉ do họ là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành. Đặc trưng hoá tạo ra một rào cản gia nhập ngành bằng cách buộc những kẻ mới đến phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của khách hàng hiện tại. Việc này đặc biệt rủi ro vì có thể sẽ mất tất cả nếu như việc gia nhập ngành thất bại.
Đặc điểm này đặc biệt quan trọng trong những ngành như mỹ phẩm, sản xuất hàng cho trẻ em...
Yêu cầu vốn
Yêu cầu phải đầu tư nguồn lực tài chính lớn để cạnh tranh tạo ra một rảo cản gia nhập ngành, đặc biệt là nguồn vốn đó cần dùng cho nhu cầu quảng cáo hoặc nghiên cứu và phát triển đầy rủi ro và không thể thu hồi. Vốn cần thiết không chỉ cho các phương tiện sản xuất mà còn cho những hoạt động như bán chịu cho khách, dự trữ hàng tồn kho hoặc bù đắp lỗ khi mới khởi nghiệp.
Chi phí chuyển đổi
Một rào cản gia nhập là chi phí chuyển đổi, nghĩa là những chi phí một lần mà khách hàng phải đối mặt khi chuyển từ nhà cung cấp này sang một nhà cung cấp khác. Chi phí chuyển đổi có thể bao gồm các chi phí tái đào tạo nhân viên, chi phí những thiết bị phụ trợ mới, chi phí và thời gian kiểm tra hoặc đánh giá chất lượng nguồn cung cấp mới, yêu cầu trợ giúp kỹ thuật do việc phải phụ thuộc vào kỹ thuật của người bán, thiết kế lại sản phẩm hay thậm chí những chi phí tâm lý khi cắt đứt một mối quan hệ. Nếu những chi phí này là lớn, đối thủ gia nhâp sẽ phải có ưu điểm về chi phí hay chất lượng sản phẩm đủ khiến cho khách hàng từ bỏ nhà cung cấp hiện tại.
Với những ngành như công nghệ thông tin, sẽ khó có doanh nghiệp mới có thể gia nhập được thị trường do chi phí chuyển đổi là khá đắt và khó khăn trong các yếu tố kỹ thuật.
Sự tiếp cận đến các kênh phân phối
Một rào cản gia nhập ngành có thể sẽ được hình thành do kẻ mới gia nhập cần phải bảo đảm một kênh phân phối sản phẩm ổn định. Do các kênh phân phối sản phẩm hiện tại đã được các doanh nghiệp hiện tại ''chiếm sóng''.
Bất lợi về chi phí không phụ thuộc vào quy mô
Các doanh nghiệp hiện hữu có thể có lợi thế chi phí mà những đối thủ gia nhập tiềm năng không thể có được:
- Những công nghệ sản phẩm độc quyền.
- Điều kiện tiếp cận đến nguồn nguyên liệu thuận lợi: Các doanh nghiệp hiện có có thể đã phong toả những nguồn nguyên liệu thô tốt nhất hoặc đã phong toả những nguồn nguyên liệu từ sớm với mức giá thấp do cầu nguyên liệu mức đó thấp hơn hiện tại.
- Vị trí địa lý thuận lợi.
Trợ cấp của chính phủ: Những trợ cấp ưu đãi của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp hiện có có lợi thế bền vững trong một số ngành kinh doanh. Ví dụ lợi thế vốn ODA của các doanh nghiệp Nhiệt điện và thuỷ điện.
Kinh nghiệm: trong một số ngành kinh doanh, chi phí trên đơn vị sản phẩm có khuynh hướng giảm khi doanh nghiệp tích luỹ ngày càng nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Chính sách của chính phủ
Chính phủ có thể hạn chế hoặc thậm chí cấm tham gia vào một số ngành bằng những công cụ kiểm soát như điều kiện cấp phép và giới hạn tiếp cận đến nguồn nguyên liệu thô.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.