Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vào các năm 2013 đến 2015, Bộ GTVT ráo riết thực hiện mục tiêu cổ phần hoá các doanh nghiệp giao thông gồm: Cienco 1, 4, 5, 6, 8; Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam...
Thời điểm đó, cổ phiếu Cienco 8 bị Bộ GTVT xếp vào loại "yếu" nhất trong số các tổng công ty xây lắp trong ngành bởi liên tục thua lỗ.
Theo báo cáo của Cienco 8 gửi Bộ Giao thông vận tải, số nợ phải thu của tổng công ty tính đến 30/6/2013 lên tới 1.300 tỷ đồng trong khi nợ phải trả là 2.800 tỷ đồng. Các công ty thành viên nợ công ty mẹ hơn 700 triệu đồng, công ty mẹ nợ các chủ đầu tư gần 800 triệu đồng. Số lao động thường xuyên không có việc làm lên tới 500 người.
Chính vì sự bết bát đó, nên theo phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2014, vốn điều lệ của Cienco8 khoảng 350 tỷ đồng, tương đương phát hành 35 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Trong đó, Nhà nước nắm giữ 17,15 triệu cổ phần, chiếm 49% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 1,4%; bán cho nhà đầu tư chiến lược 21%; bán đấu giá công khai hơn 10 triệu cổ phần, tương đương 28,6% vốn điều lệ.
Ba cổ đông chiến lược của Cienco8 là: Công ty cổ phần Cầu đường Long Biên góp 35 tỷ đồng (chiếm 10% tỷ lệ vốn điều lệ), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC góp 21 tỷ đồng (chiếm 6% tỷ lệ vốn điều lệ) và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam góp 17.5 tỷ đồng (chiếm 5% tỷ lệ vốn điều lệ).
Ngày 6/5/2014, Cienco8 đã đưa ra đấu giá là hơn 10 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, chỉ có 26 nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Trong đợt này, Cienco8 chỉ bán được 37.000 cổ phần với giá bình quân 10.000/cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phần bán được là 370 triệu đồng. Một con số thấp dưới kỳ vọng.
Vì thế, để tiếp tục hoàn hành mục tiêu cổ phần hoá Cienco 8, đến tháng 8/2015, Cienco 8 tiếp tục đưa hơn 19,1 triệu cổ phần ra đấu giá với giá khởi điểm 10.100 đồng/cp, đã có 2 nhà đầu tư đăng ký tham gia (gồm 1 tổ chức và 1 cá nhân đều là nhà đầu tư trong nước) nhưng tổng khối lượng đăng ký mua chỉ là 8.266.000 Cổ phần tương đương 43,5% lượng cổ phiếu đấu giá.
Kết quả đấu giá cho biết, giá đặt mua thành công cao nhất cũng như thấp nhất đều là 10.100 đồng. Do đó, giá đấu thành công bình quân là 10.100 đồng.
Cũng trong năm 2015, Cienco8 bất ngờ công bố thông tin ông Lương Minh Tường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Lộc được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty.
Lúc này, thông tin Tập đoàn Phúc Lộc, ông Lương Minh Tường và bà Đinh Thị Hương Giang đã hoàn tất việc mua vốn nhà nước, và từ các cổ đông chiến lược với tổng cộng 51,99% tổng số cổ phần tại Cienco 8 mới được sáng tỏ.
Sau khi Tập đoàn Phúc Lộc và vợ chồng ông Lương Minh Tường nắm quyền chi phối Cienco8, công ty này có đợt tăng vốn điều lệ lên 589,9 tỷ đồng. Lúc này, Nhà nước chỉ nắm khoảng 18% vốn điều lệ, còn nhóm cổ đông Tập đoàn Phúc Lộc chiếm cổ phần chi phối với 78,51%.
Để tăng phần sở hữu tuyệt đối tại Cienco 8, đến năm 2016, Chủ tịch HĐQT Cienco8 – ông Lương Minh Tường bất ngờ có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị bộ này cho ý kiến về việc tăng vốn điều lệ từ 589,9 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng với hình thức tăng vốn điều lệ là các cổ đông chính thực hiện góp vốn theo nhu cầu tăng vốn từng đợt.
Lý do của việc tăng vốn khủng này là để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trong đó có việc tham gia đầu tư các dự án theo hình thức BOT, PPP, kinh doanh bất động sản; đầu tư máy móc; xây dựng cải tạo các trụ sở làm việc.
Trong trường hợp Bộ Giao thông vận tải không tham gia góp vốn, HĐQT Cienco8 muốn cổ đông nhà nước đồng ý việc các cổ đông chính gồm Tập đoàn Phúc Lộc, ông Lương Minh Tường và bà Đinh Thị Hương Giang góp toàn bộ số vốn điều lệ tăng thêm.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, nếu việc tăng vốn này được thực hiện, tỉ lệ vốn của Nhà nước tại Cienco8 sẽ chỉ còn khoảng 5,4%. Còn tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Phúc Lộc gần như tuyệt đối.
Như vậy, mọi quyết sách, đầu tư, kinh doanh đều do Tập đoàn Phúc Lộc quyết mà không cần quan tâm đến tiếng nói của Bộ GTVT và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhận thấy mục tiêu này, phía Bộ GTVT đương nhiên không đồng ý.
Vì thế, trong báo cáo tài chính giai đoạn 2016 - 2019, vốn chủ sở hữu của Cienco 8 loanh quanh ở mức trên dưới 600 tỷ đồng.
Theo thông tin VietnamFinance có được, cập nhật đến ngày 31/12/2019, tổng nguồn vốn hoạt động của Cienco 8 đạt 1.408 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu là 603 tỉ đồng (gồm 590 tỉ đồng là vốn góp) và 805 tỉ đồng nợ phải trả, chiếm 57% tổng nguồn vốn.
Một điểm đáng chú ý trong 4 năm (2016-2019), doanh thu của Cienco 8 chứng kiến mức sụt giảm tệ hại. Cụ thể, năm 2016 doanh thu đạt 1.392 tỷ đồng, đến năm 2017 giảm còn 576 tỷ đồng, sang năm 2018 chỉ còn 286,4 tỷ đồng và giảm sâu nhất vào năm 2019 chỉ còn 188,4 tỷ đồng.
Cùng chiều đi xuống, tổng tài sản và lợi nhuận Cienco 8 giảm đều trong các năm 2016 - 2019. Trong đó, tổng tài sản cũng giảm từ 1.744 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 1.407 tỷ đồng năm 2019; mức lợi nhuận cũng giảm lần lượt từ 8,4 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 4,5 tỷ năm 2017 và còn 4 tỷ năm 2019.
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có 4 gói thầu xây lắp (XL01, XL02, XL03, XL04), trong đó gói XL03 đã tổ chức khởi công xây dựng từ ngày 30/9/2020. Gói thầu XL-01 được trao cho liên danh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 - CTCP, Tập đoàn Phúc Lộc và Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường. Giá trúng thầu là 1.069,5 tỉ đồng, thời gian thi công 24 tháng. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.