Lý thuyết trò chơi là gì?

Quỳnh Anh - 03/08/2018 08:53 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu lý thuyết trò chơi (game theory) là gì, ví dụ về lý thuyết trò chơi?

VNF
Lý thuyết trò chơi (game theory) là kỹ thuật sử dụng những suy luận logic để tìm ra hậu quả của những chiến lược được các đối thủ tham gia trò chơi chấp thuận

Lý thuyết trò chơi là gì?

Lý thuyết trò chơi (game theory) là kỹ thuật sử dụng những suy luận logic để tìm ra hậu quả của những chiến lược được các đối thủ tham gia trò chơi chấp thuận

Lý thuyết trò chơi có thể áp dụng trong kinh tế để phân tích những vấn đề có liên quan đến sự hình thành chiến lược thị trường của các đối thủ cạnh tranh phụ thuộc lẫn nhau

Nhà thiểu quyền bán cần phải đánh giá được những phản ứng có thể có của đối thủ cạnh tranh đối với những chính sách thị trường của mình để dự kiến trước kết quả của một chiến lược tiếp thị cụ thể nào đó.

Ví dụ về lý thuyết trò chơi

Ví dụ, chúng ta hãy xem xét một cuộc cạnh tranh giành giật thị trường giữa hai công ty X và Y trong điều kiện dung lượng thị trường không đổi và vì vậy khi thị phần của một công ty tăng, thị phần của công ty kia phải giảm (tình huống trò chơi có tổng bằng không)

Giả sử công ty X có hai phương án chiến lược: giảm giá (P) hoặc tổ chức một chiến dịch quảng cáo (A) và công ty Y cũng có hai phương án như vậy. Bất kỳ cặp chiến lược nào mà X và Y áp dụng đều dẫn đến sự phân chia thị phần giữa hai công ty. Nếu công ty X sử dụng chiến lược P và công ty Y cũng sẽ sử dụng chiến lược P, thì X sẽ chiếm được 50% thị phần và để lại 50% thị phần cho Y. 50% thị phần này là phần thưởng của X. Tất cả các thông tin về thị phần như vậy có thể được tóm tắt dưới dạng một ma trận phần thường như trong bảng dưới đây

  Công ty Y
Công ty X   P A
P 50 40
A 55 60

Mỗi công ty phải quyết định xem chiến lược nào là tốt nhất cho mình khi sử dụng các thông tin trong bảng trên. Nếu công ty X áp dụng phương pháp tiếp cận thận trọng, nó sẽ giả định rằng để đối phó với chiến lược P, công ty Y sẽ sử dụng chiến lược A, vì chiến lược này làm cho phần thưởng của chiến lược P giảm xuống giá trị tối thiểu là 50$. Tương tự như vậy, quan điểm của công ty X khi áp dụng chiến lược A là Y sẽ phản ứng bằng chiến lược P, làm giảm phần thưởng trả cho chiến lược A của X xuống giá trị tối thiểu 55% trong ma trận. Theo quan điểm bi quan đó, X sẽ áp dụng chiến lược làm mất thị phần ít nhất. Trong trường hợp này, phần thưởng 55% là do chiến lược A mang lại (chiến lược tối đa)

Công ty Y cũng có thể áp dụng chiến lược tương tự, ặc dù đối với Y giả định tình huống xấu nhất có nghĩa là X chiếm được thị phần lớn hơn và vì thế Y sẽ được ít thị phần hơn. Vì thế, nếu công ty Y sử dụng chiến lược P, thì thị phần mà nó được hưởng sẽ là 45%, còn 55% được dành cho X. Nếu công ty Y áp dụng chiến lược A, thị phần mà nó được hưởng là 40% và 60% dành cho X. Cái tốt nhất theo quan điểm bi quan của Y là 55% thị phần phải chia cho X (chiến lược tối đa - tối thiểu)

Kết cục của tình huống này là công ty X lựa chọn chiến lược A và công ty Y chọn chiến lược P. Cặp chiến lược A - P này là cặp chiến lược ổn định, vì sau khi đã chọn chiến lược mà mình cho là tốt nhất, công ty X và y không có động cơ thay đổi chiến lược của mình

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

>>> Lý thuyết ngang giá sức mua là gì?

Cùng chuyên mục
Tin khác