'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mối liên hệ giữa cung tiền và chi tiêu (money supply and spending linkage) có thể hiểu theo hai quan điểm
Theo quan điểm của phái Keymes thì có mỗi quan hệ gián tiếp giữa cung tiền và tổng cầu thông qua lãi suất. Hình a dưới đây cho thấy sự gia tăng mức cung tiền từ MS len MS' làm cho lãi suất giảm xuống từ r xuống r'. Điều này làm cho nhu cầu đầu tư tăng từ I lên I' (hình b). Vì nhu cầu đầu tư là thành tố của tổng cầu, nên tổng cầu tăng và sản lượng tăng nhiều hơn do tác động của nhân tử. (hình c)
Ngoài ra, sự sụt giảm lãi suất còn làm tăng mức chi cho tiêu dùng. Chi phí đi vay thấp hơn làm cho mọi người sử dụng nhiều tiền vay hơn để mua sắm ô tô , ti vi v.v...
Theo quan điểm của các nhà tiền tệ thì có một mối quan hệ trực tiếp giữa cung tiền và tổng cầu. các nhà tiền tệ cho rằng sự gia tăng cung tiền trực tiếp làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, chứ không phải chỉ có nhu cầu về hàng đầu tư. Quan điểm này dựa trên giả định cho rằng khi các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhiều tiền hơn mức giữ tiền cần thiết, họ sẽ chi tiêu phần dôi ra để mua hàng hóa và dịch vụ hiện có trên thị trường
Như vậy, sự khác biệt về quan điểm của phái Keynes và phái tiền tệ là ở chỗ họ giả định cơ chế tác động nào cho sự thay đổi.
Những người theo Keynes truyền thống (hay cực đoan) dự kiến sự gia tăng cung tiền sẽ làm giảm lãi suất, tăng chi tiêu cho đầu tư và kích thích sự tăng trưởng của GDP. Ngược lại, các nhà tiền ệ cực đoan dự kiến rằng sự gia tăng cung tiền và làm tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư đẩy lãi suất lên và gây ra lạm phát
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.