Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 28/1, UBND TP. HCM đã có Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ về nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. HCM.
Cụ thể, tại Tờ trình, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi nêu quy hoạch đường Vành đai 3 được xác định là tuyến đường vành đai liên vùng, kết nối các đô thị vệ tinh của TP.HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm phát huy tối đa hiệu quả lợi thế các tỉnh.
Từ đó, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 8 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên, mỗi bên tối thiểu 2 làn xe.
Dự án này đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP. HCM, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, có hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. UBND TP. HCM được giao nhiệm vụ nghiên cứu dự án tổng thể trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư dự án.
Trên cơ sở theo địa bàn quản lý của từng địa phương, để thuận lợi cho công tác tổ chức triển khai thực hiện và quản lý khai thác, việc phân chia các dự án thành phần thực hiện theo nguyên tắc sau:
Đối với nguồn vốn đầu tư, dự án đầu tư công, sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương, có sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương, dự kiến phương án huy động vốn như sau: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; 100% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh Long An.
Ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án: TP. HCM có 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TP; Đồng Nai là 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh; Bình Dương là 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, TP. HCM và các tỉnh thống nhất đề xuất nguồn vốn dự kiến cân đối từ ngân sách Trung ương để thực hiện dự án. Trong đó, nguồn vốn đã cân đối bố trí cho Bộ GTVT để thực hiện dự án đường đường Vành đai 3 trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 17.146,563 tỷ đồng.
Đồng thời, UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT chuyển kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn cho TP. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An để thực hiện dự án trong năm 2022, 2023 để triển khai theo tiến độ. Bên cạnh đó, tiếp tục cân đối, bố trí phần vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ còn lại (22.843,497 tỷ đồng) cho TP. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An để thực hiện dự án.
Hiện nay, các địa phương chưa cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. HCM và các tỉnh sẽ báo cáo HĐND tỉnh, TP về việc cam kết thực hiện cân đối, bố trí vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư hoàn thành dự án xây dựng đường Vành đai 3 theo tiến độ dự án, khi ngân sách Trung ương đã cân đối, bố trí vốn thực hiện dự án.
UBND TP. HCM và các tỉnh thống nhất, kiến nghị Chính phủ đồng ý, trình Quốc hội cho phép các địa phương rà soát lại kế hoạch kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của các địa phương để ưu tiên nguồn vốn bố trí cho dự án.
Đồng thời, chấp thuận việc tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của các địa phương từ các nguồn vốn có thể huy động thêm trong giai đoạn 2021-2025. Cụ thể như từ việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do UBND các địa phương quản lý; từ nguồn thu sử dụng đất;….
Dự kiến phần dự kiến tăng thu của các tỉnh, TP từ các nguồn đấu giá quỹ đất dọc tuyến, các nguồn vốn hợp pháp khác khi thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 3 TP. HCM. Tiến độ chuẩn bị, thực hiện đầu tư từ năm 2022 đến năm 2023 (dự kiến khởi công quý IV-2023). Giải phóng mặt bằng từ năm 2023 đến năm 2024. Thi công cơ bản hoàn thành, thông xe toàn tuyến vào năm 2025 và hoàn thiện toàn dự án vào 2026.
Đường Vành đai 3 có vai trò quan trọng Tháng 11/2021, UBND TP. HCM và UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã họp, thống nhất ký biên bản về sự cần thiết ưu tiên đầu tư đường Vành đai 3 giai đoạn 2021-2025. Phương thức, quy mô, nguồn vốn đầu tư và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo phương án đầu tư đường vành đai 3 trong thời gian sớm nhất. Trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ các tuyến cao tốc TP. HCM- Trung Lương, TP. HCM- Long Thành – Dầu Giây và các tuyến Quốc lộ hướng tâm (Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1) đều đang quá tải. Nguyên nhân do hàng hóa, hành khách liên tỉnh từ các tỉnh miền tây đi các tỉnh vùng đông nam bộ, phía bắc và ngược lại đều phải đi vào khu vực trung tâm TP thông qua tuyến đường Vành đai 2 và Quốc lộ 1. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.