Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sở GTVT TP. HCM vừa có văn bản trình UBND TP. HCM, đồng thời tham mưu báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư đường vành đai 3. Theo đó, trên cơ sở kết quả thống nhất giữa UBND TP. HCM và UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, UBND TP. HCM thay mặt UBND các tỉnh trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo về phương án đầu tư đường vành đai 3 TP. HCM.
Cụ thể, 4 địa phương thống nhất kiến nghị trung ương hỗ trợ ngân sách để đầu tư dự án khoảng gần 83.300 tỷ đồng, bao gồm chi phí giải phóng một lần theo quy mô hoàn chỉnh và đầu tư đường song hành hai bên; trường hợp vốn ngân sách trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, đề xuất trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 46.971 tỷ đồng.
Đối với phần xây lắp, các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, thời gian thực hiện từ 2021-2026.
Theo quy hoạch, dự án đường vành đai 3 có chiều dài hơn 91km đi qua 4 địa phương là Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM, Long An với quy mô 8 làn xe cao tốc. Dự án có vai trò quan trọng giúp kết nối, phát triển kinh tế, xã hội cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sau 10 năm được phê duyệt, toàn tuyến hiện chỉ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (Bình Dương) dài khoảng 16 km đã được đầu tư. Mới đây, dự án thành phần 1A dài gần 9 km, thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được phê duyệt và đã xác định nguồn vốn đầu tư. (Xem thêm)
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và đề xuất kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách nội địa thường lệ bằng đường hàng không trong tháng 12/2021 và giai đoạn tiếp theo.
Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải triển khai kế hoạch hoạt động vận chuyển hành khách nội địa thường lệ trong thời gian tới để thay thế quy định tạm thời.
Cụ thể, Cục Hàng không đề xuất tăng tần suất khai thác giai đoạn đường bay Hà Nội - TP. HCM/Đà Nẵng và TP. HCM- Đà Nẵng với các giai đoạn từ ngày 1-14/12, khai thác với tần suất 16 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay được phân bổ cho các hãng hàng không khai thác (Vietnam Airlines 5 chuyến; Vietjet Air 5 chuyến, Bamboo Airways 3 chuyến; Pacific Airlines 2 chuyến; Vietravel Airlines 1 chuyến).
Từ ngày 15-31/12, khai thác với tần suất 20 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay (Vietnam Airlines 6 chuyến; Vietjet Air 6 chuyến, Bamboo Airways 4 chuyến; Pacific Airlines 3 chuyến; Vietravel Airlines 1 chuyến).
Các đường bay khác trong thời gian nêu trên được khai thác tổng cộng không quá 9 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay. Đặc biệt, từ năm 2022 toàn bộ các đường bay trở lại khai thác bình thường.
Cục Hàng không cũng đề xuất điều chỉnh quy định về chuyển giao thông tin hành khách từ ứng dụng PC-Covid trực tiếp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương (thông qua đầu mối được chỉ định), đồng thời bãi bỏ các quy định liên quan đến tổng hợp, chuyển giao thông tin hành khách trong nội bộ các đơn vị ngành hàng không để đảm bảo tính thống nhất. (Xem thêm)
Bà Rịa - Vũng Tàu xin bố trí 100% vốn ngân sách đầu tư cao tốc hơn 19.600 tỷ đồng.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ký văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chính phủ bố trí 100% vốn ngân sách đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, giai đoạn 1 theo phương thức đầu tư công và thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Theo UBND tỉnh, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối giao thông, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ các khu kinh tế công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải và giảm tải áp lực cho Quốc lộ 51 đang quá tải nghiêm trọng, tạo sự thuận lợi cho lưu thông của người dân giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các địa phương trong vùng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khi kết hợp cùng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, việc đầu tư dự án mang tính cấp thiết và quan trọng theo phương thức đối tác công tư (PPP) có thể gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, các tổ chức tín dụng hiện nay khó khăn trong cân đối nguồn vốn, thời gian thu hồi vốn kéo dài... dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án và chi phí phát sinh cao.
Chính vì vậy, tỉnh kiến nghị Chính phủ bố trí 100% vốn ngân sách đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, giai đoạn 1 theo phương thức đầu tư công.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 53,7km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh này khoảng 19,5km và đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2km. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn về việc xem xét hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cụ thể, về kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quyết định chủ trương đầu tư cảng hàng không Quảng Trị theo hình thức PPP, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Hội đồng thẩm định liên ngành xem xét việc hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án của UBND tỉnh Quảng Trị.
"Hội đồng có báo cáo với Thủ tướng khẳng định các nội dung dự án phù hợp với quy định pháp luật và đủ điều kiện để quyết định chủ trương đầu tư, kiến nghị rõ phê duyệt hay không phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức PPP", công văn nêu rõ.
Trước đó, ngày 3/11, UBND tỉnh Quảng Trị gửi tờ trình lên Thủ tướng xin đầu tư sân bay theo hình thức PPP.
Theo tờ trình, sân bay dự kiến được xây dựng tại 3 xã Gio Mai, Gio Quang, Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị) với tổng diện tích 265 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.800 tỷ đồng và được chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn hơn 2.900 tỷ đồng. (Xem thêm)
Cục Đường sắt vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải danh mục các dự án đường sắt mới kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, có tuyến đường sắt kết nối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), nối cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) kết nối với Lào. Tổng vốn đầu tư các dự án hơn 125.000 tỷ đồng.
Đề xuất đầu tư 3 tuyến đường sắt kể trên của Cục Đường sắt dựa trên cơ sở quy hoạch mạng lưới đường sắt tới năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt, hiện 2 cảng cửa ngõ quan trọng là Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải chỉ lưu thông hàng hóa chủ yếu qua đường bộ, một phần nhỏ hàng đi đường thủy nội địa. Hạ tầng kết nối hạn chế dẫn tới các cảng biển không khai thác hết công suất do các tuyến đường cửa ngõ thường xuyên ùn tắc.
Với tuyến đường sắt kết nối cảng Lạch Huyện, Cục Đường sắt dự kiến có điểm đầu từ ga Dụ Nghĩa thuộc tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng hiện hữu, điểm cuối là ga Tiền Cảng (phía ngoài cảng Lạch Huyện).
Về hướng tuyến, từ ga Dụ Nghĩa tuyến đường sắt vượt sông Lạch Tray, đi xuống phía Nam TP. Hải Phòng tới ga Nam Hải Phòng (khu vực xã Minh Tân), tới bán đảo Đình Vũ, qua cầu Tân Vũ đến ga Đình Vũ; tiếp đó tuyến đường chạy song song với đường bộ qua cửa Nam Triệu đến ga Tiền Cảng, rẽ phải chạy dọc cầu tàu để cập bến trong cảng Lạch Huyện.
Tuyến kết nối cảng Lạch Huyện dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 32.600 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn dự kiến 25 năm và thời gian hoàn trả vốn vay là 30 năm.
Với dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu giúp kết nối với cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Bến Đình - Sao Mai, dự kiến dài 84km, khổ ray 1.435mm. Tuyến đường bắt đầu từ ga Biên Hòa của tuyến đường sắt Bắc – Nam sau đó đi song song Quốc lộ 51, tới khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Bến Đình - Sao Mai. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 56.800 tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn 19 năm, thời gian hoàn trả vốn vay 30 năm.
Cục Đường sắt cũng đề xuất đầu tư tuyến đường sắt kết nối cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Tân Ấp - Mụ Giạ để kết nối với đường sắt Lào, với chiều dài khoảng 103km, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 1,6 tỷ USD (tương đương trên 36.000 tỷ đồng).
Cục Đường sắt đề xuất kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các tuyến đường sắt trên theo hình thức tài trợ vốn, hợp tác hoặc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.