Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, lợi nhuận ròng của Gazprom trong năm 2022 đạt 1.226 tỷ ruble (15,29 tỷ USD), trong khi mức lợi nhuận của năm 2021 là 2.093 tỷ ruble (26,1 tỷ USD).
Theo lý giải của Gazprom, lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng bởi việc Nga tăng các khoản nộp thuế trong nửa sau của năm 2022.
Ban lãnh đạo Gazprom cũng thông báo rằng công ty có thể chỉ trả cổ tức cho nửa đầu năm 2022 chứ không chia cổ tức cả năm do tình kình kinh doanh đi xuống.
Trước đó, theo báo cáo của Gazprom, tập đoàn này đạt lợi nhuận ròng 2.500 tỷ ruble (khoảng 41,4 tỷ USD) trong 6 tháng đầu năm 2022 nhờ giá dầu và khí đốt tăng vọt sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine. Điện Kremlin sở hữu 49,3% cổ phần tại Gazprom và được chia khoảng 1.210 tỷ ruble (khoảng 20 tỷ USD) cổ tức.
Gazprom hiện là một trong những doanh nghiệp đóng góp nguồn thu thuế lớn nhất cho Nga. CEO Gazprom Alexei Miller cho biết họ đã nộp 5.000 tỷ ruble tiền thuế cho chính phủ và các chính quyền địa phương năm ngoái. Con số này đóng góp gần 20% thu ngân sách của Nga.
Nếu cùng kỳ năm ngoái, giá khí đốt liên tục lập đỉnh do các nước châu Âu chạy đua tìm kiếm và tích trữ khí đốt nhằm thay thế nguồn cung từ Nga thì tới năm nay, các kho chứa ở nhiều nước, từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, đang đầy ắp khiến giá khí đốt giảm sâu.
Bên cạnh đó, dù chưa tấn công trực diện ngành vào ngành khí đốt của Nga, châu Âu đã chứng minh kế hoạch giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng khác của Nga diễn ra khá thuận, dù họ hứng chịu không ít tác động tiêu cực về kinh tế.
Việc các nước phương Tây tăng cường các biện phép hạn chế phụ thuộc vào năng lượng Nga đã khiến lượng xuất khẩu cũng giảm một nửa, còn 101 tỷ m3 năm 2022. Nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga sang châu Âu cũng giảm 55% trong năm 2022.
Theo Reuters, năm 2023 có thể còn khó khăn hơn do giá khí đốt trên thế giới đã giảm. Bên cạnh đó, lượng khí đốt mà Gazprom giao đến châu Âu hiện cũng ít hơn nhiều so với đầu năm ngoái bởi Moscow đã quyết định cắt giảm nguồn cung khí đốt cho một loạt quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Nga hiện đang tích cực đang thúc đẩy các dự án đường ống khí đốt khác để bù đắp nguồn thu. Bên cạnh tuyến ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia), Moscow hiện đang chuẩn bị xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới sang Trung Quốc.
Một nỗ lực khác cũng đang được tiến hành để biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một trung tâm trung chuyển khí đốt mới của Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan năm ngoái từng tuyên bố nước này sẽ tạo ra trung tâm quốc tế để chuyển khí đốt của Nga sang một số quốc gia châu Âu.
Xem thêm >> Chuyển dữ liệu người dùng Facebook tại EU sang Mỹ, Meta lĩnh án phạt kỷ lục 1,3 tỷ USD
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.