'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Phan Hùng Hải cho biết thêm: Quảng Trị là “khúc ruột” miền Trung với đường bờ biển dài tới 75km bờ biển nhưng chưa được khai thác đúng tiềm năng. Mặt khác, về vị trí địa lý, tuyến đường từ cảng biển đến cửa khẩu Lao Bảo rất gần, giúp việc thông thương cực kỳ thuận lợi.
“Ngoài ra, khu vực Quảng Trị hiện chưa có cảng biển lớn, trong khi, cảng biển Cửa Việt (tại Gio Linh, Quảng Trị) hoạt động cầm chừng, luồng tàu cạn, nhiều nơi chỉ từ 1,2 – 1,5 mét đã khiến tàu thuyền ra khơi gặp vô vàn khó khăn, “bóp nghẹt” nền kinh tế của tỉnh”, ông Hải nói.
Vì thế, theo ông Hải, việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy là mong mỏi của toàn thể người dân Quảng Trị.
Chia sẻ với VietnamFinance, một chuyên gia ngành hàng hải cho biết: Tôi đã từng khảo sát khu vực cảng Mỹ Thuỷ bằng những phương pháp khoa học chuyên ngành như: khoan thăm dò, đo dòng chảy, tính toán độ sâu, độ bồi lắng, kết cấu địa chất,… và tìm ra một nơi lý tưởng để xây cảng nước sâu tại xã Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
"Nơi đây, có độ sâu – 15 mét và không bồi lắng, là vị trí lý tưởng để xây cảng biển đón được tàu đến hơn 80,000 tấn. Bằng phương pháp đào vào bãi ngang, cảng có thể mở rộng tùy ý theo mức độ cần thiết. Nếu được xây dựng thì đây là cảng đào đầu tiên của Việt Nam", vị chuyên gia này nói.
Ông Phan Hùng Hải phân tích thêm, Khu bến cảng Mỹ Thuỷ được hình thành sẽ cho phép tàu lớn tới 100 nghìn tấn ra vào, lại đón được lượng hàng cực lớn nhằm phát triển Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị (đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2016). Đồng thời, phục vụ tối đa cho việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị I (nằm trong khu kinh tế).
“Không những vậy, luồng hàng từ Lào và Đông Bắc Thái Lan trên hành lang kinh tế Đông – Tây chắc chắn sẽ chọn cảng Mỹ Thuỷ, vì đây là cảng nước sâu, sẵn sàng phục vụ lượng hàng lớn. Cùng đó, họ chỉ phải đi 100km ra cảng, thay vì phải đi vòng tới 300 km về cảng Hòn La, Quảng Bình hoặc cảng Chân Mây, Đà Nẵng như hiện nay. Vì thế, chi phí hàng hoá sẽ giảm nhiều”, ông Hải nói.
Theo tờ trình của Bộ Kế hoạch đầu tư tới Thủ tướng Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy được triển khai trên diện tích 685 ha, tổng quy mô gồm 10 bến phát triển, có công năng và cỡ tàu khai thác là 100.000 DWT. Tổng mức đầu tư dự kiến là 14.234 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2018 đến năm 2025 đầu tư 4 bến với tổng vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng; giai đoạn 2 từ năm 2026 – 2031 đầu tư 3 bến với tổng vốn đầu tư 4.980 tỷ đồng và giai đoạn 3 đầu tư 3 bến với tổng vốn đầu tư 4.308 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu riêng của VietnamFinance, đáng chú ý, dự án được đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư và được tài trợ vốn bởi Công ty Clearbrook Global Advisors Hoa Kỳ, Công ty EMP Infra LLC Hoa Kỳ và Công ty TNHH Pinestrees Group Hàn Quốc.
Liên doanh nhà đầu tư Khu bến Cảng Mỹ Thuỷ gồm: Công ty TNHH đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Việt Nam; Công ty TNHH Xây dựng Cổng Vàng Việt Nam; Công ty TNHH đầu tư Châu Á J2L Hàn Quốc và Công ty TNHH RICH & WISE.
Về tiềm lực kinh tế thì nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn 2.143 tỷ đồng, phần vốn huy động và vốn khác là 12.091 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: việc Chính phủ phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng Mỹ Thuỷ là rất cấp thiết.
Về phía địa phương, tỉnh Quảng Trị cam kết với nhà đầu tư sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi và áp dụng các chính sách ưu đãi của Chính phủ, của tỉnh để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án có hiệu quả.
Bên cạnh đó, ông Chính cũng đề nghị các nhà đầu tư sau khi được Chính phủ phê duyệt dự án nên rút ngắn tiến độ đầu tư trong thời gian ngắn nhất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.